Đại sư Haikư Nhật Bản Matsuo Basho (1644-1694) tên khai sinh là Matsuo họ Kinsaku– xuất thân từ một gia đình Võ sỹ đạo bậc thấp tại Thị xã Ueno,tỉnh Iga – nay là tỉnh Mie.Bố là Matsuo Yozaemon.
Năm 1654-10 tuổi phục vụ gia đình quý tộc của cậu chủ Todo Yoshitada năm ấy 12 tuổi, con lãnh chúa Todo Shinshichiro Yoshiki .Cùng cậu chủ bút danh là Sengin học làm thơ haikai với thầy Kitamura Kigin.Năm 1656,13 tuổi, bố mất .10 năm sau ,cậu chủ cũng mất đột ngột.Ông bèn từ biệt ra đi, vẫn tiếp tục học Haikai với thầy Kigin. …Năm 1680 dời đến Nihonbashi (Edo) sống trong túp lều tranh ở Fukagawa cách đó không xa.Chính tại đây ông đã viết phần lớn các ký sự hành trình ,lý luận Haiku chính thống nổi tiếng ,trong đó có “Con đường nhỏ hẹp tới Miền Bắc sâu thẳm”
A- BASHO-AN-túp lều tranh lịch sử:
Hiện nay ,tại Bảo tàng Basho ở Tokyo-chốn hành hương mơ ước của biết bao thế hệ Haijin thế giới coi trọng như La Mecque –có ngôi lều lợp rơm rạ mô phỏng Basho-an xây trên đỉnh con dốc đá rêu phủ,bên bờ suối róc rách tạo thành một ao nhỏ trong veo, in bóng mây trời ,phất phơ cành dương xỉ mà tương truyền là nơi 333 trăm năm trước ,con ếch xưa đã nhảy vào khai sinh một dòng thơ siêu ngắn đang tắm mát bốn phương trời-Haikư…
”Ao xưa
văn vắt
-Mây lộng bóng Người”
Tokyo 2-9-2015-ĐNH
Năm 1680 :Basho- an đầu tiên:
Cho đến nay ,chưa có tư liệu chính xác về địa điểm ,quy mô ngôi thảo am nguyên thủy ấy –do môn sinh giàu có buôn cá tên là Sampu ở Fukagawa xây tặng Thầy,nơi cư trú của Đại sư từ mùa đông1680 ( năm 36 t).Mùa xuân năm sau,một môn đệ khác biếu thầy một cây chuối cảnh ,đem trồng cạnh thảo am.Cây chuối tốt xum xuê nổi tiếng,bà con địa phương quen gọi tắt chủ nhân là “Ông già Chuối” và gọi căn lều là “Am Basho ” nơi Đại sư từng nhiều năm sáng tác,dạy học và tiếp xúc với các nhân sĩ,nhà thơ đương thời.Ông rất thích danh xưng mới này,lấy luôn làm bút danh và thay tên họ cúng cơm Kinsaku là Basho từ đó.
“Khóm chuối trong cơn giông mùa thu-
Nằm nghe mưa
lộp độp rơi trong chậu
ST năm 1681-36T
Năm 1682 :Thảo am thứ I bị trận hỏa hoạn lớn ngày 28 tháng 12 năm 1682 thiêu rụi hoàn toàn.Ông tạm dời về tỉnh Kai,quận Yamanashi.
Học trò chung sức làm lại Basho –an mới.
Năm 1683- Basho- an thứ II– Cũng tại địa điểm cũ.Ngay sau khi chuyển về am mới , ông đã viết:
”Tiếng mưa đá sầm sập
ta vẫn như xưa
-Một gốc sồi già
Mùa xuân năm 1686, ông viết tại đây:
“Ao xưa
con ếch nhảy vào
–Tiếng nước
-Bài thơ nổi tiếng nhất trong các siêu phẩm của ông,không ngờ đã có công lớn mở ra một thể thơ mới mà phải chờ 214 năm sau mới được Shiki định danh là Haikư.
-Năm 1689,ông rời Basho An,chuyển cư qua Genjyou-An gần hồ Biwa.
Năm 1692 :Basho-an thứ III-
Tháng 5 -49 tuổi .
Tại đây,ông viết nhân một đêm trăng đẹp :
”Chờ tôi néo
tàu chuối kia lên cột
để từ lều ta ngắm trăng”
Những ngày tháng cuối đời ,ông tạm biệt Basho-An đi Kansai ,xuất bản tuyển tập “Một bì than”,thăm lại Kyoto, kịp về quê hương Ueno rồi định thăm thú Osaka thì ngộ bệnh nặng trên đường vào tháng 9,không kịp trở lại Basho –an.Mất ngày 12 tháng 10 năm 1694.Hưởng thọ 51 tuổi,
(theo tư liệu mới nhất của Bảo tàng Basho-Tokyo-2017)./.
B- Niên biểu sáng tác những áng Haiku bất hủ:
Câu 1–
On a withered branch / a crow has setteld /–Autumn nightfall –
-Cành cây trụi lá
quạ đậu
Hoàng hôn thu
Sáng tác năm 1680 – 37 tuổi
Câu 2–
An old pond / a frog dives in / water sound
Ao xưa
con ếch nhảy vào
– Tiếng nước
ST năm 1686 – 42t
Câu 3 –Stilliness/ into the rocks / sinks the voice of cicadas
–Lặng như tờ
tiếng ve
khoan đá
ST năm 1689 – 45 tuổi
Câu 4-
-Let me hang a banana leaf /on the pillar /–Moon wiewing at my hut
–Cho tôi néo
tàu chuối kia lên cột
để từ lều ta ngắm trăng
St năm 1692- 49t
Câu 5–
-Only a possession / my life is light / Like this gourd
–Chỉ sở hữu độc nhất
cuộc đời ta tênh tênh
nhẹ như bầu rượu này!
ST năm 1686-42T
Câu 6-
Clouds now and then / let them have a rest /–Admirers of the moon
–Này mây bay muôn phương
xin dừng chân tạm nghỉ
cho người say mê trăng
ST năm 1685-45T
Câu 7-
Napping on a horse/Unfinished are my dreams / Distant moon ,the smoke from making tea
– Chợp mắt trên lưng ngựa
vô tận những giấc mơ
Vầng trăng xa… khói bếp pha trà
ST năm 1685-45T
Câu 8–
I clap my hands / the day dawns with the echoes /–A summer moon
–Vỗ đôi bàn tay
bình minh ửng hồng theo tiếng vọng
Một đêm trăng hè
ST năm 1691-57T
Câu 9-
Suma Temple*/a flute unplayed is heard / in the shadows of the trees
– Trên đền Suma
nghe tiếng sáo tắt
giữa bóng ngàn cây
ST năm 1688 – 44 T
** Đền Sumadera –nghe tiếng sáo tắt ngàn xưa vọng về…
Ngày xửa,ngày xưa ,ở Nhật Bản có cuộc chiến tranh sinh tử dai dẳng giữa 2 bộ tộc lớn Taira (Heike) và Gengi ,Thế kỷ XII.Trước trận cuối cùng,Thủ lĩnh phía Taira là Tairono Atsumori -vị tưóng thiếu niên 16t, con út của lão tướng Tsunemori quá già nua cầm quân thay bố.Đêm cuối cùng trước trận chiến định mệnh này,quân sĩ của Taira ca hát động viên nhau suốt đêm trên khuôn viên đền Suma rợp bóng cây,nỉ non tiếng sáo trúc.Kết cục bi thảm như đã tiên liệu , vị bại tướng thiếu niên ngã ngựa khi cố vượt sông Suma.Tướng Kumagai Naozane đại thắng cũng có con trai út 16 t ,rất thương xót và mến phục chàng thiếu niên anh hùng ở tuổi con mình,dùng dằng không nỡ giết, phẩy tay cho đi .Nhưng theo nghiêm luật Võ sĩ đạo, chàng trai này nhất thiết không chịu nhục đầu hàng,buộc lão tướng phải chặt đầu .Khi tước võ phục kẻ chiến bại theo luật định ,thấy một chiếc sáo trúc còn giắt thắt lưng chàng trai mệnh bạc. Thì ra chính cậu thiếu niên anh hùng này đã thổi sáo suốt đêm qua!Quá xúc động và cảm kích,ngay sau đó,ông đã đích thân đến trao cho người cha già xấu số kia chiếc sáo trúc rồi xin treo ấn từ quan ,nương cửa Phật.
Và từ đó,tiếng sáo ai oán ,bi hùng xưa vẫn như vang vọng những đêm trăng trên đền Sumadera, đã xúc động nhập hồn vào thơ ca của Basho (3 bài), Buson,Issa và nhiều thi sĩ Nhật Bản qua bao nhiêu thế hệ…tận bây giờ:
“Mãi tận bây giờ
vẫn nghe tiếng sáo tắt
trên đền Suma! “
ĐNH
10-Câu thơ từ thế :
– Ailing on my trip– / My dreams racing / around a withered moor
– Ngộ bệnh trên đường
Giấc mơ đua nhau đuổi
quanh đồng đất hoang
ST ngày 8 tháng 10-1694- (4 ngày trước khi mất.)
……
Tài liệu tham khảo:”1020 Haikus-The Heart of Basho”- Takafumi Saito-William Nelson
“Basho Museum-Tokyo 2017”.
Kỳ sau đăng tiếp
Hà Nội ngày 25-10-2019
Đinh Nhật Hạnh
Sưu tầm-chuyển thơ và giới thiệu