Một phát hiện tưởng chừng ai cũng biết- Lê Đăng Hoan

Bài thơ gây sự ngạc nhiên của Lâm Long Hồ (An Giang)

alt

“Nhân loại

có chung một kẻ thù

không phải là nhân loại”

Hôm nay qua trang thơ của “haiku Viet.com”, tình cờ đọc được một bài Hai-ku Việt của tác giả Lâm Long Hồ, ở An Giang, tôi bổng thấy sững sờ! Một điều cứ tưởng như ai cũng biết mà hóa ra đó lại là một phát hiện, vì ai cũng biết, nhưng ai cũng không nói ra nên nó mới, như một điều bên cạnh ta mà ta không bao giờ biết.

Từ xa xưa, từ khi loài người bắt đầu phân chia ra từng bộ lạc, thì cũng bắt đầu có mâu thuẩn về quyền lợi, quyền lợi vật chất và quyền lợi quyền lực…, hình thành lợi ích cá nhân, lợi ích giữa bộ lạc này và bộ lạc khác mà sinh ra chiếm đoạt, giết chóc, tàn phá để gây dựng những vùng đất mới, những bộ lạc to lớn hơn, phát triển hơn..rồi hình thành khu vực riêng và đất nước riêng..

Có lần nói chuyện với một chuyên gia nước ngoài về chủ đề sự phát triển của xã hội loài người, ông ta nói tỉnh bơ rằng “ Chúng ta là con cháu của những kẻ giết người giỏi nhất”. Tôi ngạc nhiên với ý nghĩ như “ xúc phạm” đó của anh ta. Nhưng rồi sau được anh ta giải thích, tôi cũng hiểu được rằng đó là một “phát hiện”, một phát hiện ra điều ai cũng biết.

“Đấu tranh sinh tồn” là quy luật tất yếu của sự phát triển. Cái mới được hình thành, lâu dần cũ đi, các mới khác lấn át, phá đổ cái mới đã cũ để thiết lập một trật tự mới có tính chất tiến bộ hơn, phát triển hơn (nói chung).

Trong cuộc đấu tranh sinh tồn đó, thường hình thành 2 hoặc nhiều thái cực, thái cực này là kẻ thù của thái cực kia. Không có, hoặc có cũng rất hiếm khi hai thái cực đó lại là một phe. Khái niệm kẻ thù có thể hình thành từ “đấu tranh sinh tồn” mà ra.

Nhân loại là “tổng thể nói chung những người sống trên trái đất”. Trên trái đất có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu cá tính, cách suy nghĩ và hành vi riêng.

Kẻ thù là người có quan hệ thù địch. Trong xã hội biết bao nhiêu loại kẻ thù!

Trong đó khái niệm “kẻ thù chung” lại càng đa dạng. Nhưng khái niệm kẻ thù chung có thể hiểu vắn tắt là kẻ thù của bản thân ta và của những người cùng chung lợi ích với ta. Trong đó kẻ thù có thể là một nhưng ta là của số nhiều (từ hai trở lên).

Trong xã hội loài người (nhân loại) có biết bao nhiêu tầng lớp, có vô số nhóm, vô số tập đoàn tập thể, thì cũng có bấy nhiêu kẻ thù, cho nên khái niệm “kẻ thù chung của cả nhân loại” có vẻ khó chấp nhận.

Tác giả bài thơ tuyên bố rất rõ :

“có chung một kẻ thù/không phải là nhân loại”.

Bài thơ hay và là một chủ đề cho nhiều học giả tranh luận.

Riêng tôi đồng ý với quan điểm trong “phát hiện” của Haijin Lâm Long Hồ./.

L.Đ.H

Bài viết khác

Tác giả: Haiku Việt