Trăng khuyết/ sương lừng/say dạ hương
Không biết tự bao giờ,trong kho tàng văn học Việt Nam trăng đã là nguồn cảm hứng vô tận của các bậc thi nhân. Trăng có lúc tròn lúc khuyết, giống như việc đời, việc người luôn chuyển động và thay đổi. Thường thì trăng tròn trong khoảng ba đêm, còn lại là trăng khuyết. Ở đây, nhà thơ Đinh Nhật Hạnh vẽ nên hình ảnh một mảnh trăng lưỡi liềm cho câu thơ đầu.Chính điều này đã tạo ra một sức hút nhất định, người đọc thông qua hình ảnh trừu tượng này đã liên tưởng tới sự không đầy đủ,không trọn vẹn. Bằng sự vật thường nhật, tác giả làm cho người đọc bắt đầu cảm nhận và liên tưởng. Gía trị biểu cảm của thị giác trong haiku rất cao và thị giác cũng là một trong những liên tưởng quan trong nhất. Đêm trăng khuyết còn chứa đựng 1 sự chờ đợi hay một lời tỏ tình nào đó của tri kĩ-chờ để được tròn! Người đọc thì đang chờ đợi điều sắp xảy ra, còn đang mãi đi tìm nguyên cớ làm cho vầng trăng kia khuyết thì tác giả đưa người đọc bước vào haiku chứ không bước vào trữ tình bằng câu thơ thứ hai
Không phải nói về một tình yêu không trọn vẹn,hay sự tiếc nuối của chàng trai khi cô gái tỏ tình trong một đêm trăng khuyết. Lúc này khứu giác của người đọc đã tràn ngập 1 mùi hương, một cảm giác rất mạnh và tràn ngập. Cơ thể cũng đồng thời nghe có chút hơi sương lạnh, đêm dần trôi về khuya. Thiên nhiên, chính là thiên nhiên và sự việc-cả một đêm trăng đang thu gọn trong mùi hương của hoa. Rồi điều gì đến cũng đã đến, mùi hương gọi mời một trái tim đa cảm và nhạy cảm, đang làm thức tỉnh mọi giác quan và đã làm sống lại những gì chôn sâu trong trong kí ức.
Cái hay của haiku là đây, người đọc đang tự mình hình dung rồi cảm nhận. Cái cảm xúc ấy vỡ òa,ngây ngất. Tác giả và người đọc thấy say và cứ say sưa thưởng thức thôi. Cảm giác ấy, quen mà lạ, lạ mà quen. Đúng là dạ hương rồi, đúng cái kết trọn vẹn nằm trong câu thứ ba.
Haiku là thể thơ ít lời, ít từ. Mỗi từ, mỗi câu đều được đem ra cân, đo, đong, đếm và chọn lọc tỉ mĩ. Haiku là không dư, không thiếu, ý tứ sâu xa,đó chính là sự ảo diệu đỉnh cao của hai ku. Với chỉ bấy nhiêu chữ thôi mà nhà thơ Nhật Hạnh đã làm cho trí tưởng tượng của người đọc cùng giao hòa với mình, cùng rung cảm với thiên nhiên. Vậy nên haiku là thể thơ nhỏ gọn nhất thế giới-là sự toàn bích trong từng đường kim mũi chỉ!…
NVL
…
Họ và tên: Nguyễn Văn Lanh
Bút danh: Gia Bảo
Năm sinh: 1982
Nguyên quán: Điện Bàn, Quảng Nam