Máy học làm người, người hóa máy- Lâm Long Hồ (An Giang)

alt

alt

La caissière blonde/ cric cric cric cric cric cric cric/ Je la regardais

Cô thu ngân tóc vàng

cric cric cric cric cric cric cric

tôi nhìn cô.

Jean Antonini (Pháp) – Đinh Nhật Hạnh chuyển ngữ

Dãy âm thanh “cric cric cric cric cric cric cric” ám ảnh trong khúc haiku đã thu hút tôi. Đó là dãy âm thanh của loại máy in chuyên dụng trong ngân hàng. Ngân hàng là nơi mà những cô thu nhân xinh đẹp phải làm việc với những con số, lặp đi lặp lại những thao tác như những chiếc máy hay những con robot. Tôi đọc được ở đâu đó rằng “đa số nhân loại đang làm việc thay cho những chiếc máy” và ở trường hợp của cô thu ngân cũng vậy. Những nụ cười, cử chỉ, lời nói, dáng ngồi, dáng đi, dáng đứng của cô đều được đào tạo và nó như vòng lặp vô cùng trong ngôn ngữ lập trình của máy tính.

Có thể tác giả đã nhìn quanh, có thể tác giả đã thấy những bộ quần áo đồng phục rất thống nhất, những việc làm giống y như nhau của nhiều người. Có điều gì khác biệt giữa người và máy lúc này? Khách hàng đến đây đều nhận được những nụ cười và đương nhiên những nụ cười rất máy. Sự cô đơn tận cùng là sự cô đơn giữa đồng loại. Sự cô đơn ấy đã ám ảnh tác giả qua dãy âm thanh quen thuộc từ chiếc máy in ở ngân hàng. Những âm thanh đó là những lời mà máy dùng để giao tiếp với người hay là cô thu ngân tóc vàng xinh đẹp đang nói với tác giả?

Mở rộng thêm một chút, trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo đang được phát triển, các gã khổng lồ công nghệ đang tìm mọi cách để AI (trí tuệ nhân tạo) của họ càng giống người càng tốt. AI ngày nay có thể học được, nói được, giao tiếp được với người, ngày càng giống người và ở một số lĩnh vực đã vượt xa con người. Trong lúc đó, không ít chúng ta lại đang làm những công việc đáng lý ra là của máy móc. Không khó để kể ra những công việc lặp đi lặp lại mà chỉ cần quen tay, thuộc lời mà ít cần đến chất xám. Không khó để bắt gặp những khóc cười vô cảm từ phía con người. Có phải chăng: Máy học làm người/ người/ hóa máy?

LLH

Bài viết khác

Tác giả: Haiku Việt