Việt Nam, nơi trước đây từng là vũng lầy chiến tranh. Việt Nam nơi tôi đến thăm lần đầu nhân dịp sang dự Lễ hội thơ Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ nhất, mùa xuân năm 2012, thì không còn quang cảnh chiến tranh nữa mà đang trong thời kỳ biến động như một cái thai đang phát triển.
Ngày 5/2 năm đó tôi tình cờ gặp gỡ các thành viên CLB Haiku Hà Nội, khi đó họ đang hoạt động quảng bá thơ Haiku của mình tại một căn lều được căng lên gần cửa vào hội trường Văn Miếu, nơi chính diễn ra lễ hội thơ. Có thể coi đó là kỷ niệm đáng nhớ về cuộc tương phùng lần đầu tiên của Haiku hai nước Nhật – Việt. Dẫu không biết tiếng Việt nhưng tôi lắng nghe họ đọc thơ Haiku Việt thì có cảm nhận tiếng Việt đặc biệt nhiều mẫu âm nên dù ngắn vẫn thấy sự lên xuống cao thấp rất phong phú của ngôn ngữ.
Tôi ví dụ một câu của Trụ Vũ, người mà tôi chưa hề gặp mặt, nghe nói ông sống ở thành phố Hồ Chí Minh, tôi được biết đến câu thơ này nhờ chị Nguyễn Vũ Quỳnh Như – một nghiên cứu sinh về Haiku du học tại Kyoto đọc bằng tiếng Việt trong cuộc hội thảo Haiku thế giới lần thứ năm, tổ chức ở Tokyo tháng 4 năm 2016:
Giọt cà phê
không nói gì
không nói gì
Tôi hình dung ra âm hưởng của từng giọt cà phê bằng cách lặp lại bằng tiềng Việt “không nói gì / không nói gì”.
Lịch sử Haiku Việt bắt đầu từ thời còn là thuộc địa của Pháp, bị ngắt quãng một thời gian, rồi từ 1980 người ta bắt đầu cố gắng đưa Haiku của Basho vào sách giáo khoa. Đến năm 2007 thì thành lập CLB Haiku thành phố Hồ Chí Minh và 2009 thì thành lập CLB Haiku Hà Nội.
Từ 2013, hàng năm Hiệp hội Haiku Thế Giới bắt đầu tiếp nhận khoảng 20 thành viên của CLB Haiku Hà Nội. Tháng 9 năm 2014, Tọa đàm Haiku Việt lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội, và tháng 9 năm 2015, có hai đại biểu của Hà Nội và một đại biểu của thành phố Hồ Chí Minh đã đến dự Đại hội lần thứ tám của Hiệp hội Haiku Thế Giới tổ chức tại Tokyo. Tôi thấy cảm kích mãnh liệt về câu haiku của haijin Lý Viễn Giao về đề tài chiến tranh:
Trăng lạnh
nghĩa trang
đồng dội xếp hàng
(đã đăng trong tập chí Haiku Thế giới số 9, tháng 3/2013)
Đây là một câu haiku hay trong hiện thực ảo ảnh, gần như có âm vần chân ở dòng thứ 2 và 3.
Ở Việt Nam có thơ truyền thống thể Lục Bát, trên cơ sở đó, người ta lặp đi lặp lại 14 âm này có thể thành bài thơ dài. Trên mảnh đất của thể thơ ấy, người Việt sáng tác Haiku Việt. Ví dụ câu haiku không mùa của ông Đinh Nhật Hạnh – Chủ nhiệm CLB Haiku Hà Nội – khi nói về thành phố Hà Nội lớn lên theo mô-típ các công trình kiến trúc cao tầng thường thấy ở các thủ đô trên trái đất:
Thủ đô vươn tầm cao
mắt hoa
nhìn tám hướng
(đã đăng trong Tạp chí Haiku thế giới số 11, tháng 2 năm 2015)
Cũng như vậy câu haiku của chị Lê Thị Bình – một haijin nữ của CLB Haiku Hà Nội – với 3 dòng ngắn, rất hiệu quả, chị thấy mưa bụi thì thầm báo hiệu mùa xuân.
Mưa
thì thầm
mùa xuân
(đã đăng trong Tạp chí Haiku thế giới số 11, tháng 2 năm 2015)
Thơ Haiku không theo một âm điệu nhất định, có lẽ nó tìm một âm điệu phù hợp với nội dung. Tôi hiểu rằng “Hà Nội” (Kawachi) là tên cũ của vùng phía miền nam Osaka. Nhưng “Hà Nội” cũng là tên gọi xuất phát từ chữ Hán. Nhưng không, đó là câu nói về loài hoa có tên là Osaka, có lẽ tên cây không nhất thiết giống nhau ở mọi nơi. Như câu của haijin Kim Thanh:
A, Osaka
em từ đâu tới
neo vào tim ta
(đã đăng trong tạp chí Haiku thế giới số 12, tháng 3 năm 2016)
Tôi nghĩ rằng Haiku Việt đang trưởng thành từng ngày trong sự lớn lên đáng khích lệ.
Lê Thị Bình dịch từ nguyên bản tiếng Nhật