Tính Thiền đậm chất sabi, wabi nhưng cũng tràn đầy tình yêu thiên nhiên là những đặt trưng vốn có của Haiku ở khởi nguồn là Nhật Bản. Và cái “chất” ấy là một dòng chảy trongm mát ấy đang thẩm thấu đến những vùng đất mới, những mạch đất mới và “bám rễ “ ở đó, trong đó có Việt Nam.
Đúng như quy luật hấp dẫn “ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, Haiku Nhật Bản đến Việt Nam đã làm phong phú thêm truyền thống thơ ca của Việt Nam, đặc biệt là sự kết hợp, gần gũi kỳ lạ giữa Haiku và thể thơ Lục bát.Có thể nói Haiku và Lục bát chính là hai khúc song tấu thể hiện rõ bản sắc văn hóa đặc trưng của Nhật Bản và Việt Nam. Tuy nhiên, khi chúng kết hợp cùng nhau thì vẫn có thể tạo nên một bản “song tấu” đặc biệt đầy chất nhạc, thơ. Ví dụ một hình ảnh quen thuộc trong câu ca dao của người Việt là hoa sen:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”
Biểu tượng hoa sen cũng xuất hiện trong rất nhiều bài thơ truyền thống Tanka và Haiku của Nhật Bản:
蓮の香に目をかよはすや面の鼻 (Basho)
Hasu no kaori/ me wo kayohasu ya/ men no hana
The scent of lotus flowers
Is taken through the nose hole of
The mask to the eyes!
(translated by TOSHIHARU OSEKO)
Hương sen
Chui vào lỗ mũi
Xông lên tận mắt
Hai bản song tấu Haiku- Lục Bát như thế này cũng như tiếng ve “ thấm vào đá” của Basho hay tiếng ve “rụt rè” của Đinh Nhất Hạnh đều là những cung bậc về tình yêu thiên nhiên nên đã cộng cảm sâu sắc.
閑さや岩にしみ入る蝉の声
Sabishi ya/ iwa ni shimiireru/ semi no koe
Tịch liêu
thấu xuyên vào đá
tiếng ve.
(Basho )
Một tiếng ve
rụt rè
mở hạ
(Đinh Nhật Hạnh)
蝉の一声 おもしろて 夏を開く
Haiku của Nhật Bản và Thơ Lục Bát của Việt Nam với những điểm tương đồng sẽ chắc chắn dễ gần nhau hơn và sẽ tương chiếu cùng nhau để tạo thêm những sắc màu mới, cung bậc cảm xúc với trên sân chơi thơ ca. Sự kết hợp Haiku- Lục Bát cũng chính là con đường mà câu lạc bộ Haiku Việt chúng tôi đã và đang hướng tới.
ĐTHP