Suy nghĩ đôi chút về ý niệm sáng tác Haiku

alt

Trong khái niệm cơ bản của Shofu, đi vào bản chất khi sáng tác Haiku (hay Haikai) gồm có Sabi, Wabi, Siori, Hôsomi, Omomi và Karumi.

alt

Những khái niệm sabi wabi (buồn, tĩnh lặng), Shiori (yêu kiều, dư âm), Hôsomi (rung cảm tinh tế). Còn Karumi (Khinh bạc, đòi thường) là khi thi sĩ quay về với ngôn ngữ thông tục đời thường. Cuối đời Basho coi đây là một khái niệm mĩ học cơ bản trong sáng tác Haikai (thời sau Shiki gọi là Haiku). Cuối đời Basho chuyên tâm với quan niệm này, như nhà tu hành đã tu đủ và “thõng tay vào chợ” trong 10 bức tranh “chăn trâu” vậy! Tuy vây ông và các đệ tử thân thiết cũng biết là khó. Đây ý niệm cuối đời của ông sau khi hoàn thiện ý nịêm Sabi. Ông khá đắc ý với câu “ki no motowa shiru mo namasumo Sakura kana”「木の本は 汁も膾も桜かな」 (dưới gốc cây/nào canh nào cá/ đầy hoa Anh Đào-LTB tạm dịch). Coi là có tinh Karumi!

Ông nói dù bao giờ, vật đổi sao rời bản chất của Haikai vẫn không thay đổi (Fueki). Mùa đông năm Genroku 2 (1689) Basho bắt đầu viêt về ý niệm sáng tác Haikai. Ông quan niệm rằng: Chính tính phổ biến (Ryukosei) tạo nên tính bất biến của Haikai Shofu gọi là fuekiryukosei. Và hai ý niệm này mâu thuẫn – thống nhất với nhau. Trong nội bộ những người theo trường phái này (Shomon) cũng thống nhất như vậy. Basho nói: Bản chất tính cách của Haikai có 2 măt là tĩnh (fueki) và động (ryuko). Haikai coi đổi mới là sinh mệnh thì tính biến động có tính lưu động (ryuko), ứng với thời đại nó biến động và chính tính biến động, đổi mới không ngừng này là bản chất bất biến (fueki) của phong cách sáng tác của trường phái Haikai của Ba sho-Tiêu phong (shofu); về bản chất hai ý niệm này không đối lập, có đổi mới (Ryukosei) thực sự thì sẽ sinh ra bất biến (fuekisei), và có bất biến (fuekisei) thật sự, triệt để thì sẽ sinh ra lưu động (Ryukosei). Nói cách khác: căn bản fueki và Ryuko là một. Lý luận này của Ông đã được các đệ tử cụ thể hóa trong các cuốn “Trích Kyorai” và “Sanjoshi”…

Nghe nói ông khen đệ tử ruột Môrikawa Kyoroku câu Haikai “judangomo kotsubuni narinu akino kaze”「十団子(とをだご)も小粒になりぬ秋の風」(mười viên bột bánh/ không bằng một hạt tấm/ gió Thu- LTB tạm dịch) là có Shiori (dư âm).

Đi tìm Tư liệu về khái niêm Karumi trong Haiku Nhật Bản, bà Kaneko Hana trong cuốn sách nghiên cứu về Karumi (cuốn thượng) bà đã trích mấy bức thư Basho gửi cho các đệ tử (như sanpu , Sora) và khuyến khích họ sáng tác những câu Haiku mang tính Karumi.

Có lẽ ta gọi là “Khinh bạc”, ngôn ngữ thông tục, đời thường. Tôi hỏi một Haijin Nhật Bản mà tôi quen thì ông ấy bảo Karumi là tiếng nói từ tấm lòng chân thật.

Ta sắp tổ chức thi sáng tác Haiku Việt tôi chỉ ngại tiêu chí chấm của Ban giám khảo sẽ khó. Thơ ngắn thì có “CLB thơ ngắn” rồi! Hay thì tùy người… khó nhỉ!

Lê Thị Bình

CLB thơ HK Việt HN

Bài viết khác

Tác giả: Haiku Việt