Cách đây hơn 10 năm tôi có 1 bài viết so sánh giữa haiku và senryu đã được người đọc khắp nơi đón nhận. Năm 2010 bài này được giới thiệu trên mạng Internet có rút gọn lai. Nay tôi xin viết lại nội dung đó để bạn yêu Haiku Việt có sự cảm nhận về 2 thể loại này, không hầm lẫn trong quá trình sáng tác của mình.
Tập hơp các định nghĩa tôi rút ra sự giống và khác nhau giữa Haiku và Sen ryu như sau:
Giống nhau:
–Haiku và Sen ryu như hai anh em đều là thơ choi nghê thuật, đều được sinh ra từ Renga no haikai (Thể thơ liên hoàn được bình dân hóa ở NB)
-Cả 2 cùng là thể thơ ngắn 17 chữ, của Nhật .
Khác nhau:
– Haiku vốn là câu mở đầu (hocku5-7-5) tách ra nên có từ chỉ mùa (kigo) và từ văn học nên có từ ngắt (Kỉre ji)
– Senryu của thơ tách ra thành thể độc lập tù câu kèm (tsukeku 5-7-5)
– Senryu không có qui ước chặt chẽ về từ ngắt và Kigo (từ gợi chỉ các mùa).
– Sen ryu của người lao động nên thường dùng khẩu ngữ tự nhiên, không ám điệu.
Những ngườii làm công chức (Office worker ) thích sáng tác Senryu vì nó nhẹ nhàng hợp vói tâm tình của họ hon.
Người không hiểu kỹ Haiku dễ nhầm lẫn giữa Senryu và Haiku. Đặc điểm của Senryu là phần nhiều dùng khẩu ngữ, phần lớn nội dung thói hư tật xấu, nêu nhân tình thế thái và mang tính trào lộng và tính cảnh báo cao。
Năm 1757 một người tên là Karai Senryu (1718-1790) tập hợp tuyển chọn tập hợp các câu thơ mở đầu (maeku zuke) xuất sắc thành một tập vạn câu được dư luận đánh gía cao. và nhiều tầng lớp kể cả võ sĩ thích thú hưởng ứng.
Về nội dung và giá trị Senryu gần với thể thơ trào phúng, trào lộng, châm biếm ở ta.
Từ năm 1987 đến nay hàng năm ở Nhật vẫn có tổ chức thi tuyển chọn 100 câu thơ Senryu hay trong những người làm công ăn lương (Sarariman Senryu konkuru) do hãng bảo hiểm nhân thọ Daiichi seimei của tập đoàn Sumitomo tài trợ với nhiều đề tài phong phú có tính xã hội cao, thậm chí nó được coi như một cách nắm bắt dư luận xã hội, phản ánh tâm tư nguyện vọng của quần chúng. được đông đảo người yêu Senryu hưởng ứng.
Nám nay cnộc thi náy dã tuyển 100 câu lần thú 32 ngày 22/1/2019 phát độngj trên toàn nước Nhật từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2018 được 43.691 bái.
Hình như hãng BHNT này cũng đã vào ta Dai-ichi Life Insurance Company of Vietnam.
Người Nhật nhiều khi “Senryu hóa” một bài Haiku cũng như “Haiku hóa” một bài Senryu cho vui và hầu như làm cho ý nghĩa bài thơ ngược hẳn lại.
Ví dụ bài Haiku nổi tiềng của mà chúng ta đã nghe nhiều:
Furui ike ya Ka wa zu tobi komu Mizu no oto |
Ao cổ Ếch nhảy vào Tiếng nước |
Được Senryu hóa như sau:
Hitotsu zutsu Kawazu wo shimau Mizu no oto |
Từng con ếch một Mất tăm Tiếng nước |
Bạn đọc cũng thấy 2 thể thơ này rất rối rắm khó phân biệt.
Gần dây ở Nhật cũng có xu hướng đưa 2 loại thơ này gần nhau hơn, nhưng nhiều người vẫn thấy mỗi loại có một vẻ đẹp riêng cần trân trọng.
LTB