Sắc điệu tâm tư- Trần Năng Tĩnh

alt

Cầm tờ báo Tết Người Hà Nội-Mừng Xuân Ất Mùi 2015, theo thói quen, tôi đọc lướt những trang thơ.Và, chợt dừng lại ở trang 54. Bởi trang thơ này có sự góp mặt của mấy thi hữu thân quen: Phạm Đình Ân,Hàn Khánh,Quang Hoài…

alt

Lại bất chợt nữa, tôi nhận ra có sự xuất hiện của Phan Vũ Khánh-Họa sĩ và làm thơ. Điều mà làm tôi chú ý hơn là Khánh có một chùm 7 bài,viết theo điệu thơ Hai-Kư (Nhật Bản) mà tôi vốn tâm đắc; Ấn tượng ngay từ bài số 1:

Diều chao nắng

Nghiêng ngửa chiều

Rớt giọt chuông.”

Một đặc điểm, cũng là nét đặc trưng của thơ Hai-Kư là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo;Trực tiếp hoặc gián tiếp ý niệm “Quí ngữ” (Ngôn ngữ-hình ảnh gắn với bốn mùa theo qui luật tự nhiên).Và,thế là tôi như chợt nhận ra vi vu cánh diều trong một chiều mùa hạ-Nơi đồng quê thanh bình Đất-Việt,một thuở…Có sắc mầu thiên nhiên đồng hiện và hòa cùng cánh diều quê.Lời thơ khiến ta mường tượng ra hình ảnh “động” ở tầm cao với bầu trời cao rộng;Khiến ta nhận ra và nhớ lại thú vui có tự thủa ấu thơ: theo cánh diều lên cao mà tâm hồn ta cũng lâng lâng chắp cánh.Mà, vui theo…

Thường thì,trong thơ Hai-Kư, đến dòng thơ thứ 3 (cũng có thể là câu thơ), tạo nên ấn tượng về cấu tứ; về sự đặc sắc của tứ thơ. Với họa sĩ-Thi sĩ Phan Vũ Khánh,từ câu thơ khép lại này lại mở ra những hình ảnh tương phản giầu sức liên tưởng thật thú vị.Ấy là khi anh đem(đặt) cái nhỏ bé, thanh mảnh của cánh diều sóng bên giữa không gian của trời chiều cao lộng mà khiến cho “Diều chao”;Khiến “Nghiêng ngả chiều”…

Hình ảnh tương phản mà hình như cũng tương giao nữa,khi nhà thơ “rớt” vào, thả vào bức tranh-Tâm cảnh chiều giọt giọt thanh âm của tiếng chuông.Và, những “giọt chuông” buông thả rớt ấy khiến cho bức-nhạc-họa đồng quê thêm độ gợi xa-gần, hư-thực…Có lẽ vì thế bài thơ nhỏ kiệm lời, theo điệu Hai-Kư của phan Vũ Khánh bỗng trở thành sắc điệu tâm tư đa chiều của tình thương và nỗi nhớ…

TNT

Bài viết khác

Tác giả: Haiku Việt