Cẩm nang sáng tác Haikư- Đinh Nhật Hạnh sưu tầm

I-9 THỦ PHÁP CẦN LUÔN NHỚ  ÁP DỤNG TRONG SÁNG TÁC HAIKƯ 

1-Liệt kê: Nơi nào- Khi nào- Việc gì

Vd:

Cành khô

quạ đậu

Chiều thu

Basho            

 

2-Tỷ dụ 

Vd:

Mây hoa

Chuông đền Ueno

hay Asakusa?

 

3-Ẩn dụ (so sánh ngầm) 

Vd:

Tịch liêu

xuyên đá

Tiếng ve

Basho

 

Ẩn dụ nhân hóa 

Vd:

Ấy, đừng đánh

con ruồi

xoa tay xoa chân

Issa

 

4-Chơi chữ

 

5- Điệp 

Vd:

Biển xuân

dạt dào

dạt dào

Buson

 

6-Hoán dụ 

Vd:

10 thu đi qua

Edo

thành quê nhà

Basho

 

7-Cường điệu 

Ví dụ:

Bướm vừa bay ra

cánh đồng

hóa vắng

Basho

 

8-Đối lập

Ví dụ:

Cánh hoa lệ đường

bay bay

bên dòng thác đổ

 

9-Câu hỏi tu từ  

Ví dụ:

Tiếng khỉ

hay tiếng trẻ bỏ rơi than khóc

gió mùa thu

Basho 

Trích dẫn: Đặc trưng thi pháp Haikư cổ điển Nhật Bản- Kỷ yếu Tọa đàm Haiku VN-NB lần thứ I- Hà Nội 9/2015- TS PGS Nguyễn thị Mai Liên

II-9 LỜI KHUYÊN VÀNG NGỌC- Soichi FURUTA 

1-Quan sát, khám phá không ngừng.

2-Mở rộng ngũ quan cũng như ký ức, trí tưởng tượng- nghĩa là cả tâm hồn mình.

3-Luôn suy ngẫm, quan sát quanh ta bao la- ngay trong nội tâm.

4-Dùng từ và mùa thích hợp.

5-Luôn sẵn sổ tay, kịp thời ghi mọi ý tưởng,hình ảnh… thoáng qua bất chợt  bất kỳ ở đâu, lúc nào.

6-Đọc nhiều haikư bậc thầy, cũ và mới; từ đó suy ra phong cách riêng.

7-Tránh dễ dãi, qua chuyện, phù phiếm .

8-Tránh dùng từ và hình ảnh cũ kỹ, sáo mòn .

9-Tránh hết sức mượn tứ, sửa từ, đạo thơ người khác.

ĐNH

 

Bài viết khác

Tác giả: Haiku Việt