1-Ngắm đại dương tháng Sáu
-Các vị Phật
trong hậu cung
SHIKI (1867-1902)
2-Một chiếc cuốc
đứng giữa đồng không
Nắng thế!
SHIKI
3-Quả núi
xa xa kia
nơi nắng ngày ngày tỏa đến
ISSA(1768-1872)
4-Trên mông tôi
những vết hằn
chiếc chiếu mới
ISSA
5-Một phần thôn dã
Cỏ dính đôi cùi tay tôi
thở nắng trời
Osuga OTSUJI (1881-1920)
6- Đảo tiếp đảo
Thông trên đảo
và tiếng gió mát
Matsuo SHIKI
7-Gió mát –
Thông reo
lấp đầy trời rỗng
Ueshima ONITSURA (1661-1738)
7-Tôi trật mông
về phía tượng Phật
Trăng mát mẻ
SHIKI
8- Trăng khuya
Như
một khối mát dịu
Yashuhara TEISHITSU (1601-1673)
9- Đèn tắt
những vì sao mát mẻ
luồn qua khe cửa sổ
Natsume SOSEKI (1865-1915)
10-Trong mắt nhìn
nghìn năm
Làn gió nam mát rợi
SHIKI
11-Mát thế
Tiếng chuông
ngay khi vừa mới thỉnh
BUSON (1716-1784)
12-Trong nơi mát mẻ
tôi nằm
ngủ quên
BASHO
13- Ta chẳng có gì
ngoài sự tĩnh tâm
cùng không khí mát
ISSA
14-Đêm ngắn
chú sâu giữ lại
những giọt sương đêm
BUSON
15-Đêm ngắn
con cua nấu cơm
bọt xùi trong đám sậy
BUSON
16-Đêm ngắn
còn bao ngày nữa
ta được sống đây?
SHIKI (mất năm 35 tuổi vì thổ huyết)
17-Đêm hè
tiếng guốc ta khua
vang bầu tĩnh lặng
BASHO
18-Vén chiếc rèm lên
chẳng thấy gì-
Mùa hè ra đi
Kakimoto TAE (1928-)
19-Thiu thiu ngủ
một đám mây đầu mùa
vương trên đầu gối
ISSA
20-Say mê
trời mùa hạ
Chư Phật quây quần
Hiroshe NAOTO (1929-)
20-Trong đầm khô cạn
nơi con trăn ở
nhiều mây tụ về
SHIKI*
Nếu mây sẽ thành mưa thì với loài rắn cũng vậy, sẽ phun mưa.Trong âm lịch,”Rắn –Nước-Được mùa” có mối liên quan như con Rồng.
21-Đáy vò –
dưới trăng mùa hạ
con bạch tuộc mơ màng
BASHO
22- Sợi dây câu
văng
chạm trăng mùa hạ
Chiyo -NI(1703-1775)
22-Trên sóng bạc đầu
gió nồm xanh**
tán phát ánh trăng
Oshima RYOTA (1718-1787)
**Ở Nhật Bản ,từ xanh (lơ)còn có nghĩa là màu xanh (lá cây) của thiên nhiên “Gió xanh” thổi mùa hạ qua lá cành.
23-Làn gió xanh** phương Đông
hình như
đánh bóng núi non
Aoki GETTO (1879-1849)
24-Gió xanh** –
Trong bát cháo loãng của ta
cánh mẫu đơn trắng
RYOKAN Taigu (1758-1831)
25-Gió trắng*** miền Nam
Phía sau tai em
thiếu thoa chút phấn
Hino SOJO (1901-1956)
***Sau cơn mưa,bầu trời lại trong trẻo.Gió cũng như mây, cùng màu trắng, không còn u ám nữa .
26-Gió dữ *mặt trời
như còn rung rung
trong tiếng chim cu
Kawahigashi HEKIGOTO (1873-1937)
*Gió từ phía mặt trời thổi khi trời đẹp nhưng thường mang theo dông tố.
27-Gió tắt
cỏ
mặc đồ tang
Aioigaki KAGIN(1898-1986)
28-Mưa bụi tháng 6
lối mòn
biến mất
BASHO
29-Cơn dông mùa hạ
gõ trống tới tấp
trên đầu đàn chép
SHIKI
30-Dưới màn mưa hạ
ngắn lại
chân cò
BASHO
31-Trần truồng
trên ngựa không yên
phi qua cơn dông
ISSA (1768-1827)
32-Dưới áo mưa
gió mùa ướt sũng
một dáng đàn bà
Akimoto FUJIO(1901-1977)
32-Dưới tia sét
tiếng những giọt sương
rơi trong khóm trúc
BUSON
33-Sấm và sét
cứ một tia chớp
chữa khỏi bệnh bao người
ISSA
34-Trong bàn tay tôi
rỗng không
ánh chớp trong đêm
Saito UMEKO (1929-?)
35-Đứng trước tia chớp
tuyệt vời thay
ai không hề biết gì *
BASHO
*Theo thiền học, ai tự nhận không biết gì tức là người đó thực sự có kiến thức
36- Một tiếng sấm giữa trời xanh
Một thoáng “Chân”
trong lòng người
Kato SHUSON(1905-1993)
37-Sau tiếng sấm
mây đêm
màu mát hơn
Hara SEKITEI (1886-1951)
38-Sáng mùa hè
sa mù đến
hình dáng một chiếc giày
Yotsuya RYU (1958-)
39-Cô đơn –
Sau màn bắn pháo hoa
một ngôi sao sa
SHIKI
40- Đêm tháng năm
thỉnh thoảng lại nghe
tiếng tre đánh rắm
Takarai KIKAKU (1661-1707)
41-Ngón tay em bé
mắc
một cầu vồng
Hino SOJO (1901-1956)
41-Trắng thế!
Những nét mặt
ngắm cầu vồng
HoshinoTATSUKO (1903-1984)
42- Thân già
lụ khụ
tôi vẫn sống qua mùa hè
Sumitaku KENSHIN (1861?-)
43-Kỷ niệm “Ngày thả bom” *
tôi lau tấm thân tàn
một sớm mai lành lặn
Ishida TOSEI(1920-?)
*Ngày Mỹ thả bom A xuống Tp Hiroshima năm 1945
44-Cỏ mượt mùa hè
một chiến binh
bị nung chảy thành caramen
Suzuki AKIRA (1935-?)
45-Cỏ dại mùa hè
đang run lên
giấc mơ chiến sĩ
BASHO
46-Giữa trảng cỏ cao mùa hạ
chỉ thấy nhấp nhô
ngọn gậy khách hành hương
Matsue SHIGEIORU (1596-1670)
47- Thẳm sâu-
thẳm sâu hơn nữa
chập chùng rặng núi xanh
Taneda SANTOKA (1882-1940)
48- Từng bước, từng bước
trong núi non mùa hạ-
Biển bỗng hiện ra
ISSA
49-Người hành khất kia
mang cả đất trời
thay tấm áo mùa hè
Takarai KIKAKU(1661-1707)
50-Say giấc ngủ trưa
mặc cho
nước suối giã gạo
ISSA
51-Trong cõi bồng bềnh này
hãy làm sư phụ –
Tha hồ ngủ trưa
Natsume SOSEKI (1865-1915)
53-Chiều hôm mát mẻ
Người kia đâu biết
tiếng chuông kia báo tử đời mình
ISSA
54- Chiều hôm mát mẻ
Người nọ biết
tiếng chuông báo tử đời mình
ISSA
55- Cắt rơm
dưới ánh sao mờ
liềm tôi chạm một ngôi mộ
Hiramatsu YOSHIKO (1932-)
56-Họ hong phơi
trên sào
áo quần người đã khuất
Morikawa KYOROKU (1656-1715)
57-Trong vô biên xanh
răng em bé
nhú
Nakamura KUSATAO (1901-1983)
58- “Đó là một mùa hè gầy guộc”
Nàng trả lời tôi
trước khi nước mắt ngắn dài
Kitamura KIGIN*(1624- 1705) Thầy dạy thơ đầu tiên của BASHO)
59-Dòng nước xưa
chẳng còn dấu vết
nơi tôi đã cùng bơi với nàng
Yamaguchi SEISHI (1901-1994)
60-Một con chép nhảy
nước lại lặng tờ-
Tiếng chim cu gáy
Ikenishi GONSUI (1650-1722)
61-Nơi con cu gáy
vừa mới biến mất
Một hòn đảo nhô
BASHO
62-Trên trời
tiếng chim gáy và sơn ca
giao thoa
Mukai KYORAI (1651-1704)
63-Tiếng ho khan
của một mục sư
lẫn tiếng cu gáy
BUSON
64-Này cu gáy,
Cậu tăng thêm
nỗi cô đơn của ta
BASHO
65-Này cu gáy!
đoạn kết của em
Ta sẽ nghe trên xứ sở Bóng đêm
(Vô danh) Tương truyền bài này của một tử tù đợi giờ hành quyết.
66- Con bọ chét quỷ sứ này!
nhờ tay ta
thành Đức Phật!*
Kobayashi ISSA
*Thành Đức Phật ngoài nghĩa văn học còn có nghĩa là chết
.67-Cũng từ miệng này
vừa nhai bọ chét
Ta tụng ca Phật Đà
ISSA
68- Thương thay
bọ chét lều ta
chúng sẽ chóng gầy thôi!
ISSA
69-Bị bọ chét cắn
có phải vậy không ?
Giấc mơ đao kiếm!
Takarai KIKAKU ()
70-Tha cho nó đi !
Con ruồi tội nghiệp
chắp tay, chắp chân
ISSA
71-Mỉm cười-
đức Phật chỉ tay một con mòng
đang đánh rắm
ISSA
72-Một người
một con ruồi
trong căn phòng rộng
.ISSA
73-Thế giới tốt lành
một con ruồi khác
sà đậu bát cơm
ISSA
74-Mải giết con ruồi
tôi làm thương tổn
một bông hoa thơm
ISSA
75-Đập nát con ruồi
tôi muốn
diệt sạch
Natsume SEIBI (1749-1816)
76- Sánh ngang Đức Phật
tôi mặc cho bầy muỗi xuân phân
tha hồ đốt
Ôtomo OEMARU (1719-1805)
77-Đôi gò bồng đảo
tuyệt trần
–Một con muỗi
Ozaki HOSAI (1885-1926)
77-Bị đánh đau
con cá gỗ
khạc ra một bầy muỗi trưa
Natsume SOSEKI(1865-1925)*
Con cá gỗ trong bài là chiếc mõ gỗ hình cá treo ở đền chùa.
78-Trong giếng cũ
con cá nào đớp muỗi
nước vang tiếng huyền
BUSON
79-Tôi ném con cánh cam
vào
thẳm sâu bóng tối
Takahama KYOSHI (1874-1959)
80-Bay rồi
con đom đóm đầu tiên –
Gió trong tay tôi
ISSA
81- Tiếng ngựa đánh rắm
làm mình tỉnh giấc
thấy đàn đóm bay
ISSA
82-Bị trẻ rượt bắt
con đom đóm nhỏ
ẩn nhờ ánh trăng
Oshima RYOTA (1718-1787)
83-Cho kẻ đuổi bắt
đom đóm tặng
ánh sáng mình
Ôtomo OEMARU (1719-1805)
84-Trên ống tay áo tôi
nó lấy lại sức –
đom đóm bay rồi
ISSA
85-Một lồng đom đóm
cho bé ốm chơi –
Hiu quạnh
Oshima RYOTA (1718-1787)
86- Trong mùng,
nàng thiu thiu ngủ –
Giữa đàn đom đóm bay
SHIKI
87-Đom đóm,
Ô kìa đom đóm!
trên sông đêm trôi
Chiyô NI(1703-1775)
88-Nước đông pha lê –
Đuốc đom đóm tắt
còn gì nữa đâu!
Chiyo -NI (Bài từ thế )
89-.Dính vào
lông sói
một con đom đóm
Kaneko TOTA (1919-?)
90-Trên mặt đất
chú ve đầu tiên
bò trong sương mai
Naito MEISETSU (1847-1926)
91-Trên cùng một cây
giữa đồng mênh mông
đàn ve họp hội
SHIKI
92-Lặng như tờ-
Tiếng ve
khoan đá
BASHO
93-Trong lòng tăm tối
Tôi đuổi bắt
đom đóm
Kawahara BIWAO (1930-?)
94-Trên ngọn cỏ
trước bầu trời vô tận
một con kiến nhỏ
Ozaki HOSAI (1885-1926)
95-Chiều lặng yên
Đất cằn khô cháy
đàn kiến đang cày
Nakadai SHUNREI (1908-?)
99-Đàn ve sắp chết
vậy mà tiếng kêu
chẳng nói lên gì
BASHO
100-Tôi đang khổ đau
Ve kêu râm ran
ngược thời xa vắng
Sumitaku KENSHIN (1967-1987)
101-Trước căn nhà hoang
con ve ra rả
Tia nắng cuối cùng
SHIKI
102-Chập choạng
một con cóc
nôn thốc vầng trăng
ISSA
103-Cửa là bó củi
thay vì cái khóa
Con sên
ISSA
104-Vòng xoáy vỏ ốc
cứ nhanh dần lên –
Con sên
Yamaguchi SEISHI (1901-1994)
105-Dưới trăng đầu hôm
Vai trần
một chú ốc sên
ISSA
106-Nào leo chậm thôi!
Này chú sên nhỏ,
đỉnh Phú Sỹ rồi!
ISSA
107-Theo cách cậu leo
Sên này!
liệu rồi thành Phật ?
ISSA
108-Con rắn đi rồi
ánh mắt trong cỏ
vẫn trừng nhìn tôi
Takahama KYOSHI (1874-1959)
109-Chẳng còn dấu vết
kẻ đã lẻn vào
khu rừng mùa hạ
ISSA
110-Hoa mẫu đơn
xua mây ra
xa hàng trăm dặm
BUSON
111-Chén sakê
tôi đặt một chốc
giữa chùm mẫu đơn
ISSA
112-Bông mẫu đơn nở
khạc ra
cầu vồng
BUSON
113- Bên ngọn nến
bông mẫu đơn
lặng lẽ
Morikawa KYOROKU (1656-1715)
114-Tôi hái hoa mẫu đơn-
Vườn nhà
trống trải
Takahama KYOSHI (1874-1959)
115-Hoa bìm bìm
khép cánh ban mai
Hận người
Chiyo-NI
116-Sợi cỏ đuôi diều
vướng víu chân tôi
buộc thay giây dép
BASHO
117-Tỉnh được cơn mê này
Tôi sẽ thấy tím
màu hoa diên vĩ *
Ogawa SHUSIKI (Nữ)(1669-1725)
Đây là thơ tuyệt mệnh trên giường bệnh của tác giả.”Nếu như đời chỉ là giấc mộng,một ảo ảnh thì“CHẾT”lại hứa hẹn sự thức tỉnh một ánh sáng rực rỡ hơn –như màu tím hoa diên vĩ-màu tím truyền thống gắn liền với đời thiếu nữ.
118-Từ màu tím đám mây
đến màu tím hoa diên vĩ,
tâm tư mình miên man
CHIYO –NI(1703-1775)
Bài thơ này liên tưởng nỗi đau buồn xót xa của tác giả vừa mất mẹ.Màu tím khói lò hỏa táng gợi đến màu tím hoa cà của hoa Diên vĩ –màu họa tiết Kimono ưa thích của thiếu nữ đất Phù Tang.
119- Hoa huệ rừng
nhụy tỏa hương
ngấm thơm đôi vú em
Ijima HARUKO (1921-2000)
120-Trên bông cẩm chướng
Một con bướm trắng
hay lạc một linh hồn
SHIKI
121-Con rắn lẩn rồi
Hòn núi lặng tờ
hoa huệ im phăng phắc
SHIKI
122-Thiên đường –
Một người đàn bà
một bông sen đỏ
SHIKI
123-Thẳm sau màn sương
tiếng suối rì rào
ta đến gặp nàng
Ozaki HOSAI (1885-1926)
*Bị chú:Các chú thích ghi trên đều của tác giả Tuyển tập.
***
THAM KHẢO
Haiku-Anthologie du Poème court japonais
(Corinne Atlan & Zéno Bianu-Poésie)-Gallimard 2002-Paris.
***
Trích:
TỦ SÁCH DỊCH HAIKƯ THẾ GIỚI
Ngõ bằng lăng-Hà Nội
BL4 2010-2018
Đinh Nhật Hạnh& Đinh Trần Phương