Thuở bình sinh, Cụ Tổ Haiku Nhật Bản- Matsuo Basho có rất nhiều môn đệ, môn sinh. Trong số nổi tiếng nhất thời ấy có 10 vị được tôn vinh là xuất sắc nhất. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 373 năm ngày sinh của Người, xin giới thiệu một số tác phẩm của họ sưu tầm qua các ấn phẩm Haiku đã dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh. Mời bạn đọc tham gia bổ sung vào danh mục còn nhiều thiếu sót này để cùng thưởng thức thi vị Haiku từ mấy trăm năm trước.
1- Sugiyama SAMPU (1647-1732)
Điềm gở rồi đây
răng mình lung lay
trước gió thu này
*
Mưa chi tàn tệ
trên hoa cẩm chướng
cơn giông mùa hè
*
Tôi đặt bàn tay
lên bông râm bụt
không hái, rồi đi
*
Bầy con đang đợi
hỡi chú sơn ca
mất hút trời xa
2-Mukai KYORAI (1651-1704)
Tiếng hót sơn ca
cùng gù chim gáy
giao thoa trên trời
*
Này chú hải sâm
sao chẳng có đầu
lại thiếu cả đuôi ?
*
Trận cuồng phong không muốn
mưa buốt mùa đông
chạm vào mặt đất
*
“Vâng,vâng –tôi đây!
họ vẫn đập cửa
băng tuyết phủ dầy
*
Trông kìa bận rộn
những chiếc buồm căng
trời mưa trên biển
*
Người đang rẫy cỏ
trên đồng mênh mông
như hình đứng yên
*
Lũ dưa nóng quá
buộc phải lăn ra
khỏi um tùm lá.
3- BONCHO (1651-1714)
Đêm trên thành phố
đầy mùi phố phường
trăng mùa hạ lên
*
Bụi rậm
chặt chất làm củi
bỗng đâm chồi non
*
Trên đền thờ Zen
lá thông rụng đầy
tháng chư thần đi vắng
*
Đồng hành với gió
vầng trăng cô đơn
lăn trên vòm trời.
4- Hattori RANSETSU (1654-1707)
Gương suối
phản chiếu hoa hồng vàng
nguồn nước rực lên theo.
*
Với từng bông hoa mận
nắng sớm
ấm dần lên
*
Nghi ngút bàn thờ
chảy dòng nước mắt
và những giọt sương
*
Đêm khuya thăm thẳm
sông Ngân
chuyển dòng
*
Thu nhận ánh hoa hồng vàng
mùa Xuân
rực vàng
*
Nào cúc trắng, nào cúc vàng
sao không
còn tên khác
*
Không cười
không khóc
đóa râm bụt này!
5-Naito JOSO (1661-1704)
Lá vàng
ngậm đầy nước
đọng trên đá lô nhô
*
Giữa bao la hoa
con chim gõ kiến
chỉ tìm cây khô
*
Mua đá ,băng giá
không ngừng, không đáy
nỗi cô đơn này
*
Lạnh hơn băng tuyết
vầng trăng mùa đông
soi mái đầu bạc
*
Không sao ngấm nước-
chú ếch
bập bềnh
*
Nửa đêm thức giấc
tiếng tôi ho
lẫn tiếng côn trùng
*
Mưa đá tơi bời
không cùng, không tận
nỗi lòng quạnh hiu
*
Trên biển khơi xa
Này đi đâu đấy
hỡi gió mù xanh?
6- Takarai KIKAKU (1661-1707)
Đêm tháng năm
thỉnh thoảng lại nghe
lũy tre đánh rắm
*
Kẻ hành khất
mặc cả đất trời
áo quần mùa hạ
*
-Bọ chét đốt à !
Có hẳn thế không
giấc mơ đao kiếm?
*
Đêm đông vô cớ
tôi đang nghe lỏm
chuyện bên láng giềng
*
Cứ nghĩ trên mũ
chính tuyết của mình
hình như nhẹ nhõm
*
Nghe tiếng trĩ kêu
mất ngủ kêu hoài
vầng trăng ớn lạnh
*
Dưới ánh trăng mờ
hoa diên vĩ
ngủ
*
Có con dế cái
chồng bị mèo xơi
tụng bài ai điếu
*
Mùa đông
bầy quạ
đậu ngay trên bù nhìn
*
Có tiếng chim gù
ngay trong rổ nhỏ
lẫn dăm quả cà
*
Gió lặng
nước mưa rỏ giọt rừng cây
tiếng chim gù
*
Cây liễu
ngắm hình ảnh ngược
của một chú cò
*
Enjo sao rồi ?
Nàng đã qua đời
giờ nàng như biển hạ
*
Con dơi bay bay
chuyền cành rặng liễu
trong ráng đỏ chiều
*
Chớp lóe
hôm qua đằng đông
hôm nay đằng tây
*
Cây mận nở hoa
Tỏa sáng vườn
chờ ông chủ
*
Chú khỉ giọng khàn
nhe răng
trăng lên thượng đỉnh
*
Ngày Hội Hoa
theo mẹ dắt
em bé lòa
*
Ném đá tôi đi !
tôi vừa mới hái
một nhánh anh đào
*
Mưa giông mùa hạ
thiếu phụ cô đơn
mơ màng song cửa
7- Morikawa KYORUKU (1665-1715)
Hè về
họ phơi trên sào
áo quần người quá cố
*
Bên ngọn nến
bông mẫu đơn
lặng lẽ
*
Giữa nồi
khoai luộc
trăng soi
*
Tôi tụng kinh Phật
hoa phấn
nở bùng
*
Bếp lửa đang tàn
đêm thẳm sâu
có người gõ cửa
*
Vật đầu tiên
gió thổi bạt
là con bù nhìn
*
Trên lan can
thấp thoáng
bóng hoa cúc
*
Tiếng gì
trên bồng bềnh mây trắng
Sơn ca.
8-Tachibana HOKUSHI(1665-1725)
Treo trăng lên cây thông
rồi ta hái xuống
ngắm nghía thỏa lòng
*
Hoa mẫu đơn úa tàn
chúng tôi ra đi
lòng không luyến tiếc
*
Đứng thẳng
trút linh hồn
một bù nhìn rơm
*
Ì oàm ì oạp –
như xô đẩy nhau
kêu vang lũ ếch
*
Chuông chùa rè rè –
nghe chừng cũng nóng
trăng hè đêm nay,
9- Sakai YUME (1662-1713)
Mênh mông,mênh mông
chỉ một tiếng trĩ
tràn vang cánh đồng.
10-Ochi ETSUJIN (1656-1713)
Năm cũ qua
giấu cha
mái đầu bạc.
*
Đắm mình trong giấc mơ hoa
ước gì kết liễu
đời ta bây giờ
*
Hoa anh túc
rụng
êm đềm.
…
Ngõ bằng lăng- Tiết Sương giáng 2017
Bài và ảnh: ĐINH NHẬT HẠNH
*****
Tài liệu tham khảo:
Haiku-Anthologie/Roger Mounier -1999-Paris
Haiku –Anthologie du Poème court japonais / Corinne Atlan&Zéno Bianu 2002
Haiku mind /Patricia Donegan-Boston & London 2008
Zen Poèmes / Manu Bazano 2003.