Haiku & đời sống nội tâm qua các nữ Haijin cổ điển Nhật Bản

alt

alt

Lê Văn Truyền

dịch và giới thiệu

Mùa hè, vầng trăng trôi trên bầu trời đầy mây. Nữ sỹ mong vầng trăng biết len lỏi giữa những đám mây để soi sáng bầu trời và mặt đất:

Is there/a shortcut through the clouds/summer moon?

Có chăng lối tắt/giữa những đám mây/vầng trăng mùa hạ?

Sutejo Den

Tâm hồn phụ nữ là vậy. Nhạy cảm với những gì đẹp đẽ, thanh tao. Dù đang bận rộn với công việc bếp núc, nhiều khi là gánh nặng nhàm chán của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, nữ thi sĩ vẫn không thể dửng dưng với tiếng chim hót trong bụi rậm ngoài cửa sổ. Tiếng chim làm thi sĩ phải ngưng tay trong giây lát công việc bếp núc để lắng nghe, để có một phút thư thái trong tâm hồn:

A bush warbler/my hand in the kitchen sink/rest for a while

Chim hót trong bụi cây/đôi tay tôi ngưng nghỉ phút giây/trong chậu rửa bát

Chigetsu Kawai

Ai ai cũng sợ tuổi già. Nhưng với những người phụ nữ đó là nỗi lo sợ ám ảnh. Tuổi già kèm theo nỗi cô đơn và lạnh lẽo. Đừng nói đến bạn bè và vật nuôi yêu quý như con mèo, con chó, đến con chuột cũng tránh xa ta dù ta cùng chẳng còn hơi sức đâu mà hại nó. Dù nó không nói chuyện được với ta, ta chỉ mong có nó quẩn quanh bên cạnh, im lặng ngước đôi mắt nhỏ nhìn ta không sợ sệt. Sự hiện diện của nó cũng đem lại chút ấm lòng cho tuổi già lạnh lẽo:

When you grow old/even mice avoids you/how cold is it?

Khi ta già đi/chuột cũng tránh ta/tuổi già lạnh lẽo?

Sonome Shiba

Vĩnh biệt người bạn gái thân yêu vừa từ giã cõi đời, nhà thơ ví bạn như đóa Anh túc rực rỡ, nhưng rất mong manh trong thế giới hỗn mang và trong cuộc đời bất định:

Farewell/flower of floating world/poppy flower

Vĩnh biệt/đóa hoa Anh túc/cuộc đời phiếm định

Chiyo – Ni

Loài cá hồi có một tập tính vô cùng kỳ lạ. Sau khi về biển, hàng năm đàn cá ngược dòng sông về nguồn để đẻ trứng và ấp nở đàn cá hồi con, dù trên hành trình trở về cội nguồn hàng trăm, hàng ngàn cây số, nhiều con phải bỏ mình. Mỗi lần đàn cá xuôi dòng, một chu kỳ thời gian đã trôi qua, nhắc nhở nữ thi sĩ tuổi xuân đang trôi qua từng ngày, một nỗi lo sợ cố hữu của người phụ nữ ở tất cả mọi quốc gia và mọi thời đại:

Trout going downstream/day by day the water/frightens me more

Đàn cá hồi xuôi giòng/làn nước làm tôi sợ hãi/từng ngày trôi qua

Chiyo – Ni

Rumbles from the rock/cherry blossoms in the moonlight/far from the world of men

Xe chạy ầm ầm đường đá/hoa anh đào nở dưới ánh trăng/xa cách cánh đàn ông

Seifu Enomoto

At daybreak/speaking to the blossoms/a woman all alone

Buổi hừng đông/trò chuyện với đóa anh đào/người đàn bà cô đơn

Seifu Enomoto

Người phụ nữ những lúc cô đơn luôn mong có người bạn lòng bên cạnh. Tiếc thay chỉ có vầng trăng đang dõi theo nhà thơ trên chiếc cầu lạnh lẽo, cô quạnh:

The moonlight and I/left alone/cool on the bridge

Vầng trăng và tôi/cô đơn/trên chiếc cầu lạnh lẽo

Kikusha Tagami

Nhà thơ gặp tai nạn không thể thực hiện trách nhiệm của người con là chăm sóc mẹ già. Thôi đành nhờ những khúc haiku chăm sóc tinh thần cho mẹ trong những ngày hè nắng nôi:

Haiku poet/caring mother/this summer – I’m a wreck

Những khúc haiku/chăm sóc mẹ mùa hè năm nay/khi tôi gặp nạn

Hisajo Sugita

Hoàng hôn trên bãi biển là lúc mọi người đắm đuối thể hiện tình yêu. Và ánh tà dương dường như đang dừng lại để chiêm ngưỡng phút giây hạnh phúc của những đôi tình nhân hay đang ghen tỵ, nấn ná không muốn buông màn đêm xuống cho mọi người được tự do yêu nhau hơn?

On the seaside dunes/other people in love …/lingering daylight

Cồn cát trên bãi biển/mọi người đang yêu đương/ánh tà dương nấn ná

Masajo Suzuki

Người phụ nữ luôn luôn có trái tim nhậy cảm, sẵn sàng mở lòng mình với những người bạn gái yêu thương, như trên giàn hoa, những chùm hoa đậu biếc rung rinh trong gió đang khẽ chạm vào nhau:

Women’s hearts/touche one another – hanging/plumes of wisteria

Trái tim người phụ nữ/kề sát bên nhau/như chùm hoa đậu biếc

Nobuko Katsura

Người phụ nữ nào cũng vậy dù sống trong thế kỷ trước hay trong thế giới hiện đại hôm nay, đều âu yếm chăm sóc tấm thân ngọc ngà trời cho và luôn quan tâm đến cân nặng của mình:

On the scale/my bathed and steaming body/this night of snow

Trên chiếc cân/tấm thân tôi vừa tắm xông hơi/trong đêm tuyết rơi

Nobuko Katsura

Đôi tình nhân dạo chơi bên hồ cùng chơi trò chơi tuối ấu thơ, thi nhau lia hòn sỏi trên mặt hồ. Người nam chắc sẽ cố gắng lia thật xa, để thể hiện bản lĩnh đàn ông, nhưng người đàn bà yêu thương của anh ấy không thi thố tài năng với người mình yêu, chỉ quan tâm đến những vòng tròn đang từ từ lan tỏa trên mặt nước và hồi hộp chờ đợi giây phút sung sướng thấy chúng giao hòa với nhau như đôi trái tim của họ.

Rock throwing/our circles/about to meet

Lia hòn đá/những vòng tròn trên mặt nước/sắp giao hòa với nhau

Nobuko Katsura

Ngày xuân, dòng suối trong xanh, nhà thơ thấy những đám cỏ dưới đáy đang uốn lượn theo dòng nước như muốn vẫy gọi nhà thơ đắm mình trong thiên nhiên tươi mát:

Spring Day/from the bottom of the water/grasses call me

Ngày Xuân/từ dưới đáy nước/thảm cỏ gọi tôi

Niji Fuyuno

Trong Ngày của Mẹ, mọi người con, đặc biệt là những người con gái luôn dành những tình cảm biết ơn, trân trọng đối với Mẹ của mình, người đã sinh thành tấm thân ngọc ngà của người con gái. Nhưng người mẹ, trong Ngày của Mẹ không quan tâm đến bản thân mình. Bà mẹ bật khóc khi thấy con gái vừa trang điểm xong để che dấu những nét già nua bắt đầu xuất hiện trên gương mặt. Trong mắt mình, Mẹ luôn luôn muốn con gái minh giữ mãi vẻ thanh tân, trẻ mãi không già, mãi mãi là đứa con bé bỏng trong lúc mình không tránh được quy luật của tự nhiên, già nua theo ngày tháng.

Mother Day/I end up making/my mother cry

Ngày của Mẹ/tôi trang điểm xong/mẹ tôi bật khóc

Madoka Mayuzumi

Các haijin đã trích dẫn

[1] Sutejo DEN (1633 – 1698): nữ haijin thế kỷ XVII, cùng thời với Bashô

[2] Chigetsu KAWAI (1634 – 1718): nữ haijin thế kỷ XVII, người cùng thời và là một trong rất ít nữ haijin được Bashô công nhận trong nhóm những haijin bậc thầy (haiku master’s circle).

[3] Sonome SHIBA (1664 – 1726): nữ haijin xinh đẹp thế kỷ XVII, cùng thời với Bashô. Chồng chết năm 39 tuổi bà ở vậy suốt đời.

[4] CHIYO – NI (1703 – 1775): nữ haijin hiếm hoi được sánh ngang với Bashô. Góa chồng từ lúc 20 tuổi, bà đi tu và trở thành ni cô ở tuổi năm mươi. Bà kết bạn với một số nữ sĩ và dạy phụ nữ và các ni cô làm thơ.

[5] Kikusha TAGAMI (1753 – 1826): là một nghệ sỹ đa tài: nhà thơ, họa sỹ, nhà thư pháp và nhạc sỹ. Góa chồng lúc 24 tuổi, bà đã quyết định có một hành động dũng cảm vào thời đó: cạo trọc đầu và quyết định đi du lịch khắp nước Nhật.

[6] Hisajo SUGITA (1890 – 1946): suốt đời, bà luôn dằn vặt với ý nghĩ làm thế nào để kết hợp được thiên chức người vợ, người mẹ với sự nghiệp làm thơ. Có lúc, bà được coi như người vợ bị ly dị. Bà mất trong một nhà dưỡng lão.

[7] Masajo SUZUKI (1906 – 2003): bà đã làm một việc bị coi là cấm kỵ thời đó: rời bỏ chồng để sống với người yêu. Mối quan hệ kéo dài hơn 40 năm cho đến khi người yêu bà mất. Trong đời mình, bà đã viết nhiều khúc haiku ngợi ca tình yêu.

[8] Nobuko KATSURA (1913 – 2004): đã từng ở Osaka khi thành phố bị ném bom nguyên tử năm 1945.

[9] Niji FUYUNO (1943 – 2002): là một haijin đồng thời là họa sỹ vẽ tranh minh họa nổi tiếng với sự nhạy cảm cao. Bà mất năm 2002.

[10] Madoka MAYUZUMI (1965 – …): chủ trì một chương trình truyền hình về haiku ở Tokyo. Ảnh hưởng lớn của bà đến lớp trẻ được các nhà thơ thế hệ trước đánh giá cao.

Bài viết khác

Tác giả: Haiku Việt