Buson & Mùa thu- Haiku cổ điển Nhật Bản

alt

alt

Buson Taganuchi,Yosa (1716-1783) là một trong 4 Đại thụ của nền Haikư Nhật Bản cổ điển.Ông còn là họa sĩ nổi tiếng đương thời.Xuất thân từ một gia đình nông dân ở Kema,Quận Higashinari Tỉnh Settsu nay là Quận Osaka,vào thời kỳ bình trị của Thời đại Tokugawa.Làm nghề vẽ từ hồi còn rất trẻ,ông đã lên Edo (Tokyo) học vẽ với thầy Uchida Senzan trước khi thụ giáo thơ Haikư thầy Hayano vốn là đồ đệ của Kikaku và Ransetsu (môn sinh của Basho) trong 5 năm.Chỉ từ năm 1774,khi 58t mới dùng bút danh Buson.Năm 1751,cố định ở Kyoto,học xong hội họa.3 năm sau,dời về Yosa phía Bắc Kyoto trong 10 năm,lấy tên họ mới là YOSA quê mới,mở xưởng vẽ tranh bình phong chuyên nghiệp.45t lấy vợ là Tomo,có một con gái.Lập ra trường phái hội họa Nanga,lập Hội Thơ Shankasha cùng Tan Taigi,Shoha và các môn đệ của Hayano.Từ 1766 đến 1768,du ngoạn vùng Shikoku.Trở về, viết nhiều Haikư hay nhất.Năm 1770,đổi tên mới là Yahantei để tôn vinh thầy là Yahantei.Thời kỳ này ông viết nhiều,vẽ nhiều có nhiều tác phẩm lớn,đạt đỉnh cao sáng tạo hội họa và thi ca của ông.Ông là nhà Thi-Họa nổi tiếng, có những 25 bút danh và 2 họ.

alt

Năm 1773,ông bắt đầu xuất bản thơ haikư của mình tiếp sau các tập in chung :Sono yuki kage ( Bóng của tuyết),Kono hotori (Ở gần đây),Ake garasu (Con quạ lúc bình minh),Zoku ake garasu (con quạ khác lúc bình minh) và Yakan raku (Mừng năm mới).Tiếng tăm về thi ca và hội họa ngày càng lớn,các tác phẩm họa của ông bán rất chạy.Trong một bức thư gửi bạn, ông tự đánh giá rất đúng “ Mình là vô địch so với người đương thời”.

Năm 1777,ông tự vạch ra kế hoạch độc đáo (như Hokusai khi về già):

-Mỗi buổi sáng vẽ một con SHISHI (con vật thần thoại dưới lốt sư tử)

Kết quả: được 219 bức.

-Ra tập SHIN HANATSUMI ( Mùa hái hoa mới).Dự định 1.000 bài.Mỗi ngày 10 bài/100 ngày liền.

Kết quả : Do sức khỏe ngày càng yếu nên chỉ đạt :

10 bài x 17ngày = 170 bài.

Ông mất ngày 25 tháng 12 năm 1783,an táng tại nghĩa trang phía trên đền Konpukuji,gần túp lều cỏ ẩn cư xưa của Cụ Basho mà ông đã thường cùng bà vợ sửa sang,tu bổ.

Nếu như Cụ Basho xưa đã nâng thơ Haikư lên tuyệt đỉnh vào hàng văn chương thanh cao nhất,thì Buson đến lượt mình lại cho thể thơ này hơi thở mới-đúng vào lúc Haikư đang bị bỏ rơi từ khi Basho qua đời năm 1694.Mãi 100 năm sau,Matsuo Shiki (1867-1902) đã trả lại công bằng cho Buson khi ông đặt Buson vào vị trí chuẩn xác trong Văn học Nhật Bản : “Lần đầu tiên So sánh BUSON ngang tầm với BASHO “…

*Xin tìm đọc bài viết chi tiết hơn về Đại thụ Haiku Nhật Bản cổ điển BUSON đăng trên Website Haikuviet .com ngày 19-5 – 2018.


HAIKƯ MÙA THU

Buson

Bài 1

Thu sang-

Ờ!Ta công nhận

Hắt ,hắt,hắt… xì hơi


Bài 2-

Quá nhanh-

Phòng trưng bày mùa thu

vườn ớt chín đỏ


Bài 3-

Một tia chớp lóe

phản chiếu chiều tà

trong vũng nước con


Bài 4-

Hôm qua hoa anh đào

ngày mai lá phong đỏ

Còn đêm nay-Trăng!


Bài 5

Làn nước mắt lụa-

Cung đàn biwa

một tiếng thu


Bài 6-

Những đồng hoa cải dầu

đêm sương sắp đến sớm

-Tiếng nai tác gọi bầy


Bài 7

Những đỉnh núi Kai

ngọn cỏ xinh xinh

chiếc xe chở muối


Bài 8

Dẫu còn lâu,mùa đông

mà sao lá thấp nhất rụng rồi

trên giàn bầu nậm rượu


Bài 9

Mùa đông chưa sang

mà sao đã nhuốm vàng

lá non cây thuốc lá


Bài 10

Ánh chớp

ngoằn ngoèo

trên Biển ISÊ


Bài 11

Hướng về tiếng sáo trúc

sóng biển cũng dịch gần

đền SUMA mùa thu


Bài 12-

Tiếng bầy chim di cư

trên mái nhà gỗ nhỏ

ta nghe, lòng vui sao-


Bài 13-

Có con sơn tước

chuyền cành

đêm dài


Bài 14-

Vụt cánh chim bay

làm tơi tả rụng

quả bẹ chín hồng


Bài 15

-Ngược ánh hoàng hôn

Én bay

về tổ


Bài 16

Du thuyền chơi trăng

đến chỗ nước nông

-Ai vừa đánh rơi một tẩu thuốc lá


Bài 17-

Những giọt trăng

rơi trên dăm người múa

Lễ vũ hội Bon


Bài 18

Trên thuyền buồm dựng

đèn sáng đêm thu

xa dần ,xa dần


Bài 19

Trăng ngự đỉnh trời

tôi vừa đi qua

một thị trấn nghèo xơ xác


Bài 20

Thu tàn-

ánh lửa

lọt qua khung cửa một làng ngoại ô


Bài 21-

Quê ta

rượu sakê không ngon

vẫn nở hoa kiều mạch


Bài 22-

Trong bể tắm suối nước nóng

thấy rõ đôi bàn chân tôi

Sáng mùa thu này


Bài 23-

Mùi cá bống kho

từ ngôi nhà tranh

có gốc đào như ngày xưa vậy


Bài 25-

Sợi bấc nến nhỏ

khiến ta tin cậy

tu viện mùa thu


Bài 26

Một cô gái đẹp

thổn thức trong quán trọ tồi tàn

Văng vẳng tiếng hươu


Bài 27-

Xa xa

từ những ngôi nhà nhỏ

thấp thoáng ánh đèn


Bài 28-

Đàn bà, trẻ con

ăn ở tạm trên đền

qua mùa thu giông bão


Bài 29-

“Đáng lẽ không thua!”

Đô vật Sumô

trên giường cảu nhảu


Bài 30

Thoát hàm lũ sói

một vị sư già

ướt đẫm sương đêm


Bài 31

-Một con gấu trúc

gõ cửa nhà tôi

tiếc mùa thu qua


Bài 32

Sumô tài giỏi

chẳng tìm đâu ra!

Cụ già than phiền


Bài 33

Phận nghèo-

Mình lại say sưa

buổi sáng thu này


Bài 34

Càng cô đơn hơn

-so cùng năm ngoái

buổi hoàng hôn thu


Bài 35

Trong cảnh cô đơn

chiều thu buông xuống

cũng là niềm vui


Bài 36

-Có người đàn bà nào

lưu luyến ta không?

Màn đêm thu buông


Bài 37

Tuy còn thức đấy

tôi bảo “Ngủ rồi!”

Đêm thu lạnh buốt


Bài 38-

-Cuộc đời là vậy!

Người khôn có bao giờ giàu

như lá sen rách thôi!


Bài 39-

Sương sớm

không đọng giá tuyết

một sợi tóc rụng rồi


Bài 40-

-Cô quạnh thằng tôi

quên đem gậy chống

Buổi hoàng hôn thu


Bài 41-

Có món nợ nhỏ

xin khất trả sau

Mùa thu muộn này


Bài 42-

“ Nào!hãy giống người!”

ông già ước thế

khi dựng con bù nhìn


Bài 43-

Sương thu

cỏ ba lá nở hoa

ngay dưới chân tôi


Bài 44

Hoàng hôn trên đền cổ

đại mạch nở hoa

màu trắng lấp lánh


Bài 45

Hoa cúc tỏa hương

đêm trăng

mù sương


Bài 46

Hoa lan trong đêm

làn hương giấu kín

trong màu trắng tinh khôi


Bài 47

Chiếc đuôi không nhuộm

dễ thương quá thôi

con chuồn chuồn chúa!


Bài 48-

Một chú cáo con

Ai chọc chú đâu

trong đám cỏ ba lá


Bài 49

Giữa bụi bờ hoang

đêm nay đẹp quá

côn trùng ca vang


Bài 50

Côn trùng nỉ non

bỗng xé màn đêm

tiếng chú khỉ bị thương


Bài 51

Con hươu chừng thấy lạnh

cặp sừng-cành trụi lá

cắm chặt vào thân hình


Bài 52

Đôi hươu trong mưa

say sưa tình tự

chỉ cặp sừng vô tư


Bài 53-

Đàn hươu đực

những cặp sừng xa, gần nhọn hoắt

mỗi con tìm một nơi


Bài 54

Lúa treo phơi nắng

chuột rúc rích tìm –

ruộng lúa chín vàng ngay trước cổng


Bài 55

Ngửa cổ lên trời

con hươu than khóc

nước mắt là sương trăng


Bài 56

Ngư ông đi vắng

lũ cá dưới dòng

nhởn nhơ


Bài 57

Theo đợt triều đầu tiên

lội ngược dòng

đàn cá hồi nô nức


Bài 58

Tia nắng chiều tà

lướt qua

nhuộm vàng thân kiều mạch


Bài 59

Gặt lúa trên đồng

giữa đám cỏ non

mặt trời thu rụng


Bài 60

Chút gì còn lại

cuộc đời hữu hạn –

Hoàng hôn mùa Thu


Bài 61

Mải mê hái nấm

Khi ngẩng đầu lên

trăng nhô đỉnh núi


Bài 62-

Đây là nơi

tản ra mây trắng

Trăng chiếu trên thung


Bài 63-

Đêm trên ao

bỗng ta chợt muốn

làm nghiêng trăng với chiếc sào dài


Bài 64-

Vầng trăng đêm nay-

Ngước nhìn trăng sáng

chạy cười ha hả, một người mù


Bài 65-

Đàn cá lội xuôi dòng

cao cao dần

đỉnh núi


Bài 66-

Những người mót lúa

đi

về phía mặt trời


Bài 67-

Một đêm thu nọ

có một thiếu phụ

lấy ống tay áo mình lau vết gương mờ


Bài 68-

Thợ hái bông

nhìn chằm chằm hoa thuốc lá

Nghỉ giữa chừng


Bài 69-

Thầy giáo đang viết

Mũi đỏ ửng

đêm thu buốt giá


Bài 70-

Bước trên thảm lá quạt khô

một chú tiểu

vừa xuống núi


Bài 71

Câu cá

lương tâm cắn rứt

mặt sóng trăng soi


Bài 72-

“ Bắt đầu bắn pháo hoa”

đêm trăng ở Yodo

tại một quán trà


Bài 73-

Xem bắn pháo hoa

tại một phố biển

có chừng trăm mái nhà


Bài 74-

Tình yêu muôn màu

dệt bao nguyện ước

màu trắng lên đầu


Bài 75-

Thu sang-

trên đồng mênh mông

sao không bóng lữ hành?


Bài 76-

Thú vị làm sao

Yên cương thắng sẵn

cây lá quạt rụng đầy


Bài 77

Mưa sa vào ruộng lúa

rồi từ lúa rơi ra

Nước mưa mùa thu


Bài 78

Làn gió thổi qua

con bù nhìn

động đậy


Bài 79

Vài khách lữ hành

trước lúc lên đường

vẽ một mặt người lên bầu rượu


Bài 80-

Những giọt sương mai

trên cành hồng dại

mỗi giọt một gai


Bài 81

Chia đôi nhánh nhỏ

Vẫn chảy riêng dòng

Nước mưa mùa thu


Bài 82

Người lái đò

cầm sẵn chiếc sào

Cơn bão mùa thu


Bài 83-

Nỗi muộn phiền

gió thu thổi cong

sợi dây cần câu cá


Bài 84-

Gió bấc lạnh tê

thổi từ mây xuống

quàng quạc không ngưng tiếng ngỗng trời


Bài 85

Trăng đêm mười sáu

mây phủ quang rồi

Gió mùa thu cuốn


Bài 86-

Đêm trăng, người bảo vệ

cánh đồng phủ kín băng

tiếng hươu nai tác


Bài 87

Tiếng hươu gào thảm thiết

mưa đêm tạnh rồi

Liềm trăng suông rạng sáng


Bài 88-

Một tay đại bợm

cùng một nhà thơ-

Chung vầng trăng ,đêm nay …


Bài 89

Cho người ra đi

cho người ở lại –

Hai mùa thu riêng…

***

Ngõ bằng lăng Làng Tám

Hà Nội- Tiết Hàn lộ- 2018

Tủ sách dịch thơ haikư Nhật Bản &Thế giới

Đinh Nhật Hạnh

***

Tham khảo

“The heart of Buson”- Takofumi Saito &William R.Nelson-,2005

Bài viết khác

Tác giả: Haiku Việt