Nghiêm Xuân Đức
Bác sĩ Chuyên khoa II – Chuyên viên cao cấp Cục Khoa học – Công nghệ & Đào tạo – Bộ Y tế.
Chủ nhiệm CLB Thơ Hải thượng ( của các nhà thơ Y tế)
Năm sinh : 1940
Nguyên quán : Từ Sơn- Bắc Ninh
ĐC: 5/487 Kim Ngưu- Hà nội
ĐT: 0902004688
Email: nghiemxuanduc@gmail.com
Đã xuất bản :- Thoáng lặng chiều thu
NXB Hội nhà văn – 2006
-Thoáng lặng chiều thu II – 2013
-Cỏ – Tập thơ dịch 4 thứ tiếng
—
Bài song ngữ:
NHỮNG NÉT VIỆT TRONG THƠ HAIKU VIỆT
Nghiêm Xuân Đức
CLB Haiku Việt Hà nội
Thơ Haiku là sản phầm văn hóa phi vật thể độc đáo của người Nhật. Có lẽ do đặc điểm cực ngắn, ít lời với chỉ 3 dòng …nên thể thơ này đã nhanh chóng lan tràn trên thế giới và đã vào Việt Nam trong khoảng trên dưới một thập kỷ vừa qua. Hai câu lạc bộ đã ra đời ở hai thành phố lớn là Hà nội và Thành phố Hồ chí Minh để tập hợp những người làm thơ Haiku Việt mà họ thường tự xưng là các Haijin Việt. Họ phải định hướng cho con đường hội nhập với thể thơ mới này.
Các Haijin Việt phải xử lý vấn đề đầu tiên là vần điệu và âm điệu cho thể thơ. Người Việt nam là một dân tộc yêu thơ và ham làm thơ. Trong truyền thống bản năng cổ sơ, họ quen nói có vần điệu như những câu thơ và có các thể ca dao tục ngữ rất gần với các câu thơ thể lục bát và Song thất Lục Bát quen thuộc với các vần lưng rất độc đáo.
Bây giờ, khi tiếp xúc với một dòng thơ mới đến từ Phương Đông, các Haijin Việt đã vận dụng ngay kinh nghiệm của tổ tiên và các bậc đàn anh: Họ dùng vần chân kết hợp với vần lưng, đồng thời sử dụng cả thể thơ không vần và bao giờ cũng tôn trọng âm điệu nhịp nhàng thuận tai của câu thơ. Thế hệ nhà thơ này tận dụng được kinh nghiệm lịch sử của tiền nhân nên họ đã hoàn thành việc chinh phục này chỉ trong khoảng một thập kỷ, không như quá trình Việt hóa thơ Hán mất hàng nghìn năm hoặc thơ Phương Tây mất hàng trăm năm.
Chúng ta đã quen với các câu thơ Haiku với vần chân giống như mọi câu thơ từ phương Đông hay Phương Tây:
Đôi chim ra ràng
Ngỡ ngàng
Cành bàng vườn thượng
( Đinh Nhật Hạnh)
Lá rơi
Chị quét
Nỗi đời
( Nguyễn Hoàng Lâm)
Hoặc với vần lưng như các câu thơ Lục bát và Song thất Lục bát:
Chim lồng chợ Mơ
Thân nô lệ
Hót líu lo gọi mời
( Nghiêm Xuân Đức)
Hoặc không vần:
Nụ hôn ướt
Giọt mưa Xuân
Tình yêu nảy lộc
( Như Trang)
Vấn đề thứ hai là tứ thơ. Tứ thơ Việt rất phong phú, nhưng khắp nơi đều thấm đẫm tính trữ tình. Thơ Haiku cổ điển thiên về các mùa thiên nhiên, những thân phận nhỏ nhoi và hướng tới triết lý Đạo Thiền hư vô… Chính vì trọng sự ít lời, không thích nói cụ thể, không khuyến khích tính từ và các hư từ nên các câu thơ Hai ku thường có vẻ khô khan trần trụi. Các Haijin Nhật hiện đại đã ra sức đổi mới thơ Haiku trong nước và vươn ra thế giới . Xu thế tứ thơ hiện đại hóa bao gồm cả thơ Haiku Nhật và thơ Haiku thế giới đã gồm đủ mọi loại tứ thơ , từ các chủ đề về con người , khí hậu, xã hội, chính trị, văn hóa, chiến tranh…
Các Haijin Việt đã hội nhập trên tinh thần đó nên thơ Haiku Việt ngay từ đầu đã bay bổng phong phú và đa dạng về mọi thể loại, nhưng vẫn giữ hồn cốt Việt là tính trữ tình sâu sắc.
Cũng là một kiếp ve/ một kiếp người , nhưng Hai jin Việt không thấy con ve nhỏ nhoi, hư vô mà thương cảm nghe thấy ở đây bài ca của tiến hóa và lột xác:
Bé gái nằm đầu hè
Quằn quại kiếp ve
Lột xác lên tiếng hát
(Nghiêm Xuân Đức)
Cũng nói về lá thu vàng, nhưng Haijin Việt lại gom nó thành kỷ niệm tình xưa:
Tôi lại quét lá vàng
Quét mùa thu
Về lối cũ
( Lê Đình Công)
Tinh thần trữ tình đọng cả trong sương gió:
Tơ nhện đọng sương
Gió vương hoài cảm
Nhớ thương
( Nguyễn văn Đồng)
Nhưng có lẽ nét Việt rõ ràng nhất và dễ thấy nhất chính là cảnh quan và tâm hồn thuần Việt mượn thể thơ Haiku để thể hiện mình. Các Haijin Việt đã sử dụng thi pháp phổ biến của thơ Haiku Nhật là đặt các hình ảnh/ sự vật thuần Việt cạnh nhau để chúng tự nói lên nội hàm, tác giả không nói thêm gì cả hoặc chỉ nói thêm rất hàm súc kín đáo :
Heo may gọi mùa
Tháng bảy
Đồng mưa
( Lương Thị Đậm)
Qủa mướp dài
Con ong vụt đến
Đâu người tình xưa
( Tôn Thất Thọ)
Đây chỉ là bước đầu tiên để nhận ra các nét Việt đã không nhạt nhòa trong thể thơ Haiku Việt.
Nghiêm Xuân Đức
Some Vietnamese characteristics in Viet Haiku poems
Nghiêm Xuân Đức
Hanoi Viet Haiku club
Haiku poems are very special cultural intagible product of Japaneses. May be due to the distinctive characteristic of utmost shortness, using few words with only 3 lines.. .this style of poetry has been rapidly spread all over the world and infiltrated in Viet Nam around last ten years. 2 clubs of 2 big cities – Ha Noi and Ho Chi Minh city- have been established in order to assemble Viet Haiku authors that they consider themselves as Vietnamese Haijins. They must orient to the way of integration with this new style of poetry.
Viet Haijins have to solve the first problem : How to be the verse and the tune of this poem style. Vietnameses are people that love poetry and very fond of versify poesy. In their antique tradition, they have the habit to speak with rhymes like poems and have folklores/ proverb and old sayings that very close with popular poems of Six- Eight and Bi-Seven- Six- Eight style, having very distinctive Medial rhymes.
And now, when contacting with a new poetic style coming from East, Viet Haijins have applied experiments of their ancestors and brothers: They use Terminal integratedly with Medial rhymes and poetry with no rhymes and always respect melodiously tone of the poems. This generation of poets has applied historical experiments of their ancesstors , that why they accomplished the conquest in only around a decade, not as the process of Vietnamisation Chinese poetry in millennium or West poetry in century.
We have familiarised with Haiku poems using terminal rhymes, similar to every poems come from East or West:
A couple of birds begins to fly
Provoques the surprise
Of a indian almond branch on the high garden
( Đinh Nhật Hạnh)
The leaves fall
She sweeps
Feelings of life
( Nguyễn Hoàng Lâm)
Or using medial rhymes like Six-Eight or Bi-Six-Eight poems:
The caged bird in Mo market
Even being a slave
Sings joyfully to seduce others
( Nghiêm Xuân Đức)
Or using no rhymes poems:
The humid kiss
Spring rain
Love is in bud
(Như Trang)
The second question is poetic ideas. Vietnamese poetic ideas are very rich, but everywhere we can feel the lyric spirit. Classical Haiku oriented to natural seasons, the small destinies and Zen nihilist philosophy… Because of the respect of using few word, avoid saying concretly, avoid using adjectives and abstract words that ‘s why Haiku poems often look like dry and nude. Contemporary Japanese Haijins have tried to renovate in-country Haiku and spread out to the world. The orientation of modernisation of poetic ideas has included Japan Haiku and world Haiku, now accepts all sort of poetic ideas, from subjects on people, climate, society, politics, culture, wars…
Viet Haijins have integrated on this spirit than Viet Haiku poems in the beginning time have flied abundantly and polymorphously on every categories, but keep the main Viet soul, that’s the profound lyric.
Also saying on a destiny of a cicada/ a person, but Viet Haijin did not see a very small , a nothingness cicada, but listen with a feeling of pity the song of the evolution and the sloughing process:
The young girl lying on the pavement
A circada fate wriggling
Sloughing and singing
(Nghiêm Xuân Đức)
Also saying on autumn leaves, but Viet Haijin has collected them as the past souvenirs:
I sweep the autumn leaves
Sweeping the autumn
Into the old road
( Lê Đình Công)
The spirit of lyric lingers in the fog and the wind:
Fogs linger in the cobweb
Wings remain remembrance
Of affections
( Nguyễn văn Đồng)
But the clearest and easiest to recognise Viet trait is pure Viet soul and landscapes that used the form of Haiku poems to represent itself . Viet Haijins have utilised popular Japanese versification – put pure Viet images / events side-by side , let them self expressing the contents, the authors do not say anything or adding very sustained and reserved words:
Autumn winds call the season
July
Rain in the field
( Lương Thị Đậm)
A long luffa melon
A bee comes rapidly
Where is my old lover
( Tôn Thất Thọ)
These are the first steps to recognise the Viet charactristics which have not been blurred in the Viet Haiku poems
Nghiêm Xuân Đức ( self- translation to English)
Thơ Haiku Việt sáng tác của Nghiêm Xuân Đức
Nụ cà
Hoa mướp
Ứớp hương xưa
Cà cuống
Bay xuống ánh đèn
Dạy men nước chấm
Mèo lim dim
Nằm im sưởi nắng
Chuột vắng
Sa mù
Trời âm u
Lòng trĩu nặng
Nóng bức thế này
Thêm gày xác ve
Ra rả suốt hè
Xác ve mỏng tang
Vẫn dang cánh rộng
Như bay lên
Bánh đa Kế
Theo giọng kể
Giòn tiếng cười
Giọt sáng tròn
Lọt qua kẽ lá
Chút hồng nắng hạ
Độc ẩm trà
Nhấm nháp mình ta
Cô đơn sớm
Mẫu đơn đỏ
Từng chùm rực rỡ
Sao lòng đơn côi
N.X.Đ