Nhà tưởng niệm Basho tại thủ đô Tokyo Nhật Bản. Matsuo Basho (1644-1694) là Thiền giả Thi sĩ lỗi lạc của thời Edo Nhật Bản, tên thật là Matsuo Munefusa, là con trai út thứ bảy của một Samurai cấp thấp phục vụ lãnh chúa thành Ueno.
Basho được thừa nhận là người phát triển những câu đầu (phát cú) của thể renga (liên ca) có tính hài hước gọi là Renga no Haikai thành một thể thơ độc lập mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền đạo là Haiku. Mùa xuân năm 1679, Matsuo Basho được phong tước hiệu Sosho- bậc thầy dạy thơ Haiku. Năm sau ông dời đến một túp lều bên sông Sumida và ở đây, có đệ tử mang tặng cây chuối- một giống cây đương thời chỉ có ở Trung Hoa. Ngay tức thì, nhà thơ say mê nó và đem trồng trong sân nhà. Khách đến thăm gọi nhà ông là “Ba Tiêu Am” (Basho-an). Đến năm 1693, Basho quyết định đóng cửa sống cô tịch không tiếp khách, và người ta nói rằng cánh cửa nhà ông chỉ mở ra khi có một biến cố, như khi hoa triêu nhan nở bên hàng dậu. Thời gian này, cuộc đời và thơ ca của ông hướng đến một lý tưởng gọi là karumi, tức sự nhẹ nhàng thanh thoát tìm thấy ngay giữa cuộc đời ô trọc.
Mùa xuân 1694, Basho đi thăm phương Nam mà đích đến là Osaka ở đảo Kyushu theo lời mời thành khẩn của một đệ tử. Trên đường đi ông trở bệnh nặng tại một lữ quán ở Osaka. Đệ tử xin ông làm bài thơ từ thế, ông đáp: “thơ lúc bình sinh đã là bài từ thế rồi”, và viết: “Đau yếu giữa hành trình/ chỉ còn mộng tôi phiêu lãng/ trên những cánh đồng hoang”. Basho mất vào ngày 12/10/1694 tại Osaka. Chừng ba trăm học trò đã đưa thầy đến nơi an nghỉ cuối cùng. Cho dù được chôn cất trong một ngôi chùa, Basho được phong thần trong nhiều ngôi đền thờ Thần đạo, thậm chí có đền còn lấy tên theo một câu thơ của ông.
Địa chỉ nhà tưởng niệm Basho ở Tokyo: 1 Chome 6-3 Tokiwa-Kotoku- Tokyo 135-0006 (cạnh sông Sumida, gần cầu shinobashi 新大橋). Fone: 03- 3631-1448; 135-000東京都 江東区、常盤1-6-3; 隅田川 と新大橋 に 近いところ。
MT