Niềm vui hội nhập: Hành trình dài của một câu thơ dịch

alt

S đời quả lắm bất ngờ thú vị.Giả định như năm 2012,trong các quan khách văn chương thế giới được mời dự Đại hội Liên hoan THƠ Châu Á&Thái Bình Dương lần thứ I năm đó không phải tổ chức ở Việt Nam ,hoặc trong giấy mời trang trọng có chữ ký của Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn hoc-Nghệ thuật Vịêt Nam Hữu Thỉnh thiếu tên Ban’ya Natsuishi- Chủ tịch Hiệp Hội Haikư Thế giới(WHA) và năm ấy CLB Haikư Việt-Hà Nội không tham dự Ngày Thơ Việt Nam thì làm sao có câu chuyện lý thú nho nhỏ mà tôi,người trong cuộc xin trung thực kể hầu các bạn sau đây.Tiện thể xin vài dòng nói về vị Chủ tịch trẻ năm ấy vừa 52 tuổi,lần đầu đến Hà Nội.Đúng 8g 30 Rằm Nguyên Tiêu, mưa đêm nên nền cỏ trong Văn Miếu Quốc tử giám sũng nước lầy lội dù đã có trải ni lông dự phòng.Trong buổi sáng mưa xuân ướt át ấy khi mấy hội viên CLB Haikư Việt-Hà Nội vừa lục tục đến,quán Thơ Haikư chưa kịp trang trí tươm tất ,bỗng có một khách quý tách khỏi đoàn Đại biểu quốc tế rẽ vào quán và chỉ tay lên panô Haikư Việt-Hà Nội nói tiếng Việt như reo lên“Ồ!Haikư Việt đây rồi!”Đón tiếp khách quý năm ấy có đông đủ các Hội viên và nhà thơ Vương Trọng.Phút lịch sử ấy đã đưa 2 quốc gia chung đường vào một dòng thơ ngắn nhất thế giới:Haikư.Và suốt trong 2 ngày liền,quên cả ăn trưa, đã liên tục có 2 buổi tọa đàm bổ ích,tạo nền móng cho quan hệ hội nhập khi ông Chủ tịch Hiệp Hội Haikư thế giới đích thân kết nạp CLB haikư Việt-Hà Nội là thành viên WHA ngay từ Mùa Xuân năm ấy.

Thấm thoắt thời gian,7 năm đã trôi qua và con đường thơ hôm ấy,từ Văn Miếu đã dẫn chúng tôi nhập vào Đại gia đình Haikư Thế Giới,dự Đại hội Haikư Thế Giới lần thứ 8-Tokyo 2015.

Đi suốt hành trình trên, có một câu thơ luôn đồng hành với tiến trình phát triển của dòng thơ cực ngắn, như một kim chỉ Nam- nói đúng hơn là Tuyên ngôn của Hiệp Hội Haikư Thế giới luôn xuất hiện trên mọi hoạt động văn chương của vị Chủ tịch tài hoa suốt 20 năm chèo lái con thuyền Haikư Thế giới-người duy nhất đã ấn hành gần 100 tập thơ Haikư riêng,có những tập dịch ra 30 ngữ .Ngay tại Đại Hội Haikư Thế Giới lần thứ 8-Tokyo 2015,câu thơ này đã được in lần đầu tiên trên quạt tặng các Đại biểu quốc tế đến dự, ban Tổ chức yêu cầu mỗi đại biểu đọc bài thơ này bằng ngôn ngữ nước mình tại Đêm liên hoan bế mac.Bài thơ còn liên tục xuất hiện rộng khắp trên các phương tiện đại chúng thế giới như truyền hình ,vũ đạo,ngâm thơ,ấn phẩm ,in trên áo phông-cả trên các Đài Truyền hình lớn như VOA…Trong những ngôn ngữ đã được dịch công phu,tất nhiên có tiếng Việt mà lần dịch đầu tiên năm 2015 hình như là bản của Chuyên viên tiếng Nhật Lê thị Bình,PCN Haikư Việt-Hà Nội in lần đầu năm 2015 ra mắt và phát tặng rộng rãi tại Đại hội Haikư Thế giới Tokyo cùng năm ấy…Trên chiếc quạt in bài tiếng Việt là bút tự của Ban’ya Natshuishi nhờ bà Lê thị Bình viết mẫu gửi sang:

alt

Tưởng xong .Bản chuyển ngữ tiếng Việt ngỡ đã đạt yêu cầu chính xác.Nhưng thật ngạc nhiên, hơn hai năm sau khi đọc một ấn phẩm mới in 30 ngữ của Ban’ya có bài này,bản tiếng Việt lại xuất hiện khác,không đề tên tác giả -đã không ăn nhập gì với bài thơ mà còn hoàn toàn phá bỏ ,xuyên tạc nội dung bài gốc.Ban’ya không rành tiếng Việt ,cả tin vào ai đó đã chấp nhận bản dịch mới,phổ biến nó trên nhiều phương tiện truyền bá tuyên ngôn này,trong đó dĩ nhiên có tiếng Việt với bản dịch kỳ quái sau đây:

Gió cứ thổi ,

Thác cứ đổ trôi

-Đây rồi!Ngày mai”

Vốn có quan hệ chặt chẽ và thân tình nhiều năm qua-kể từ năm 2014, luôn trao đổi trên facebook- nên tôi thẳng thắn trả lời khi được hỏi nhận xét về chất lượng bản dịch thứ hai này.Thái độ tiếp thu qua phản hồi trên Facebook của bên kia rõ ràng là không vui qua 2 dấu hỏi (??) ngạc nhiên.Thật quá hiển nhiên là vị Chủ tịch không hài lòng -nếu không phải là phủ nhận nhận xét của tôi khi tôi thẳng thắn trả lời là bản dịch mới này đã phá hỏng hoàn toàn bài thơ Tuyên ngôn nói trên.Thế rồi cả hai phía ,tuy không ai nói ra nhưng chắc chắn chẳng bên nào thoải mái.

Hai năm trôi qua.Bỗng cách đây đúng nửa tháng ,tôi nhận một yêu cầu bất ngờ của Chủ tịch Ban’ya qua messenger“ Đinh Nhật Hạnh mến!… Đọc kỹ bản tiếng Pháp do đích thân tác giả–Chủ tịch vốn là GS Pháp ngữ tại Đại Học Hoàng gia MEIJI (Minh Trị Thiên Hoàng) Tokyo,tôi không khỏi bất ngờ khi thấy: “Cậu dịch hộ mình câu Haikư này!” Ngạc nhiên thật!Vẫn nguyên văn bài Haikư Tuyên ngôn đường lối chủ trương và mục tiêu phấn đấu duy nhất của ông đã dẫn giắt phong trào Haikư Thế giới theo hướng riêng mà Hiệp hội này phấn đấu 2 thập kỷ qua,kiên trì giữ vững chủ trương đương đại hóa thơ Haikư hòa nhập với thế giới rộng lớn đang thay đổi từng giờ,trái với các xu hướng gìn giữ kỳ được bản sắc bất khả di dịch của nền Haikư Nhật Bản cổ điển từ 4 Thế kỷ trước..Và đây ,tôi vẫn chép lại bản dịch chính xác như 5 năm trước đây, tuy xin phép thêm một từ khẳng định:

Gió từ tương lai thổi đến

đang chia

dòng thác”

Xin tạm kết thúc ở đây và mơ,và chờ-chờ môt năm đẹp trời không xa,được vinh dự dịch nốt câu mơ ước đã suốt đời ấp ủ của Ban’ya Natsuishi -vị Haijin đương đại lớn nhất sau các bậc tiền bối ,theo vinh danh của thế giới Haikư:

Gió từ tương lai thổi đến

đã chia

dòng thác

***

Hà Nội ,Tiết Lập Thu năm 2019

Trích “Chuyện giờ mới kể

ĐINH NHẬT HẠNH

Bài viết khác

Tác giả: Haiku Việt