Thơ Haikư Việt: Ba dòng hay một dòng?

alt

alt

Khi thơ Haikư bắt đầu được sáng tác ở Việt Nam, các tác giả Việt đềù viết thành các khổ thơ ba dòng, có lúc lại viết thành một dòng.

Ngay từ đầu, những người làm thơ Haikư Việt đều không công nhận mọi bài thơ ba dòng đều là thơ Haikư. Rõ ràng nó còn có những đặc thù khác, ta đã bàn rồi, nên sẽ không bàn ở đây nữa. Trong kỳ thi “thơ ba câu” của Hải Phòng, ban giám khảo đã trao giải cho câu thơ 3 dòng sau, nhưng họ không nói đó là thơ Haikư :

VƯỜN QUÊ- Lương Lĩêm

Nhớ cỏ nội vườn nhà gội tóc dài hương nhu,lá sả

Chàng trai làng sang đầu ngõ đón ngọn gió thơm

chú chim khách bay về Đông sơn mách vườn nhà có chủ

Nhưng vì sao mọi người lại thống nhất rất nhanh rằng thơ Haikư Việt được trình bày thành ba dòng ? Trong bài này, ta sẽ thử đi tìm lý do cho việc ấy.

Lý do đầu tiên và là lý do chính xuất phát từ bản thân thơ Haikư Nhật và tiếng Nhật : Họ có những từ ngắt mà họ gọi là Kire-ji. Tiếng Nhật vốn được viết thành các dòng dọc, từ phải sang trái. Thơ Haikư dù theo cấu trúc 5-7-5 hay không theo cầu trúc này ( ở Nhật cả hai xu thế này đều vẫn đang tồn tại và tiếp tục tranh luận) , đều được viết thành 1 dòng dọc như vậy. Tiếng Nhật là tiếng đa âm ( polysyllabic), để ngăn cách các yếu tố ngôn ngữ, họ dùng các từ ngắt Kire-ji. Vì rất ngắn, tất cả chỉ có 17 âm tiết, nên người Nhật nói “ đọc trong một hơi thở”, nhưng vẫn cần có sự ngăn cách như vậy. Kết thúc đoạn 5 âm và 7 âm đềù có dấu ngắt. Như vậy có 2- 3 dấu ngắt . Khi tiếp xúc với phương Tây, thơ Haikư được viết theo kiểu các dòng ngang từ trái sang phải giữ nguyên các Kire-ji và xuống dòng ; hoặc nếu viết liên tục trên dòng ngang thì họ viết các dấu gạch chéo / .

Ví dụ câu của ông Ban’ya Natsuishi (Chủ tịch Hiệp Hội thơ Haiku quốc tế WHA):
「 未来より滝を吹き割る風来たる」
(mirai yori / taku wo hukiwaru / kazekitaru)
“Gió tương lai / thổi tới / chia dòng thác”
Hay câu của Kamakura Sayumi:
「水仙をとりまく青は歌ういろ」
(suisen wo / torimaku ao wa /utau iro)
“Màu xanh / vây quanh thủy tiên / màu ca hát”

( Kỷ yếu II – Tọa đàm Haiku Việt)

Các tác giả Haiku Nhật hiện đại cũng làm như thế:

Dưới trời âm u / rừng hoa anh đào / muôn phần tráng lệ
(SHINTOKU)
Rừng núi phủ hoa / chẳng biết từ phía nào / để ta chiêm ngưỡng
(SHINFU)

(Nội san Haikư 7 – 2017- trang 123)

Theo Nguyễn Vũ Quỳnh Như ( Thơ Haiku Nhật bản : Lịch sử phát triển và đặc điểm thể loại – NXB ĐH QG TP HCM – 2015), ba hình thức Kire-ji được sử dụng nhiều nhất là :

ya (và)

kana (có lẽ)

keri (dường như).

Thơ Haikư Nhật hiện đại không nhất thiết phải có từ ngắt, vì vậy xu thế viêt thành một dòng ngang ngày càng phổ biến, kèm theo dấu gạch chéo / , nhất là khi trích dẫn , khi phiên âm và khi dịch ra tiếng nước ngoài.

Khi xâm nhập vào châu Âu, châu Mỹ và lan tỏa ra thế giới, các tác giả quốc tế đều phải giải quyết vấn đề cách trình bày thơ Haikư: Ngôn ngữ của họ không có từ ngắt, mà thơ thì không thể viết liên tục như văn xuôi, vậy tốt nhất là ngăn cách bằng xuống dòng và viết các khổ thơ thành 3 dòng. Xu thế này rất phổ biến trên thế giới, hầu như mọi ngôn ngữ đều chấp nhận . Gần đây, khi dấú gạch chéo / được sử dụng để ngăn cách thì cũng được dùng cho thơ Haikư , khi viết liên tục thành một dòng, nhất là khi trích dẫn hoặc khi dịch. Hai cách trình bày trên đang đan xen nhau: Khi trình bày thơ sáng tác thì thường viết thành 3 dòng với kiểu chữ in đứng thẳng, khi trích dẫn / khi dịch thì viết liên tục trên 1 dòng với các dấu gạch chéo / và kiểu chữ in nghiêng (italique).

I am nobody:
A red sinking autumn sun
Took my name away.

Tôi chẳng là ai:

Mặt trời Thu đỏ hồng chìm xuống

Mang tên tôi đi rồi.

(Richard Wright
From “Haiku: This Other World”, 1998 – “ Haiku, một thế giới khác”- https://hpl.bibliocommons.com/item/show/25937125

Nghiêm Xuân Đức sưu tầm và dịch)

Jour de grand vent-

oiseaux,feuilles se confondent

flif,flop mon coeur bat

Ngày cả gió-

lá và chim lẫn lộn

tim tôi đập phập phồng

(JEAN ANTONINI (1946-) Pháp- http://haikuviet.com/trang-nuoc-ngoai/314-2017-06-08-22-29-13.html )

Fluturi se-aleargă
pe uliţa prăfuită
cad flori de cireş

Butterflies run
in the dusty street
flowers of cherry tree get down

Đàn bướm bay
trên con đường bụi bặm
đầy cánh anh đào rụng

(Aurica Văceanu – http://haikuviet.com/trang-nuoc-ngoai.html

Chủ tịch Hội Haiku Constantza – Roumanie (1992)

Biên tập viên Tạp chí Haiku Albatross (2003)- Lê văn Truyền dịch từ tiếng Roumanie.

Các Haijin Việt cũng áp dụng cách làm trên (với thơ sáng tác thì trình bày thành 3 dòng, khi trích dẫn, khi dịch thì viết liền trên 1 dòng với các dấu gạch chéo / và cũng có lúc dùng lốí chữ in nghiêng). Như vậy, một lý do khác là : làm theo cách trình bày thơ Haiku của thế giới. (Cách trình bày thơ theo cách xuống dòng của thế giới và của thơ Việt vẫn được coi là cách làm phổ biến, mặc dù gần đây nó bị lạm dụng hoặc bị rối loạn do lối xuống dòng lung tung : thơ leo thang bắt đầu từ Maiakôpsky và kiểu thơ văn xuôi không xuống dòng)

Như vậy, ba dòng chỉ là hình thức trình bày của thể thơ, nó không đồng nghĩa với ba câu ( ba mệnh đề) hoặc ba ý thơ ( thi tứ) hoặc ba hình ảnh/ ba sự kiện : Ba dòng chỉ là cái vỏ ngoài, không phải là thi pháp. Ba dòng có thể đề cập một hay nhiều thi tứ hoặc hình tượng.

Chồng hái dừa cao tít

Vợ hứng dưới váy căng

Hàng xóm dòm mắt típ

(Nguyễn Văn Đồng- TS Dược khoa – http://haikuviet.com/guong-mat-hoi-vien.html – PCN CLB Thơ Hải Thượng (Ngành Y- Dược VN)

Vỏ ốc trưa hè

ta ghé tai nghe

ầm ào sóng vỗ

From seashells at summer noon

we can hear

waves flapping

(Nghiêm Xuân Đức- HOA BỐN MÙA- FOUR BLOOMING SEASONS

Tuyển tập thơ Haiku song ngữ – The Haiku anthology- NXB VĂN HỌC – 2015)

A sunflower / lowing its head / like a remorse

Có bông hoa hướng dương

cúi đầu

như sám hối

(Chiaki Nagamine, (1954-) Nhật Bản- Đinh Nhật Hạnh sưu tầm và dịch- Xu hướng mới trong sáng tác thơ Haiku Thế giới- http://haikuviet.com/ly-luan.html )

Chúng ta ngày nay không còn quen với khái niệm về các từ ngắt. Các bậc tìền nhân Nho học của chúng ta khi học chữ Hán đã phải sử dụng các từ ngắt rất phổ biến của chữ Hán, vì họ cũng phải giải quyết khó khăn là phải viết liên tục trên các dòng dọc, mà lại không có các dấu chấm, phảy như chư Quốc ngữ sau này. Bôn từ ngắt chính của chữ Hán là : Chi, Hồ, Gỉả, Dã (池,湖,假,野), thường được nhắc đến để chế diễũ những kẻ hủ nho nói năng máy móc thích trích dẫn sách vở và hay dùng thứ ngôn ngữ bìền ngẫũ trúc trắc. Về sau trong xu thế viết văn theo kiểu Bạch thoại, người Trung Quốc cũng không dùng các từ ngắt đó nữa. Thí dụ điển hình cho các từ ngắt là câu nói nổi tiếng của Khổng tử trong Sách Luận Ngữ : Học nhi thời tập chi bất lạc diệc hồ ( Học mà thường luyện tâp thì chẳng vui hay sao) . Cũng có thể gặp các từ ngắt khác như Chừ, Hề trong thi ca…, thí dụ trong câu thơ của Kinh Kha khi đứng trên bờ sông Dịch, chuẩn bị đi ám sát Tần Thủy Hoàng : Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn; Tráng sĩ hề, nhất khứ bất phục hoàn… ( Gió hiu hiu chừ, sông Dịch lạnh lùng ghê; Tráng sĩ chừ, một đi không trở về…) . Chúng ta đã không tiếp nối cách dùng từ ngắt theo kiểu chữ Hán đó. Chúng ta đã chọn cách xuống dòng, đó là cách trình bày thông thường của các câu thơ Việt.

Tóm lại, có thể ba lý do chính của cách trình bày thơ Haikư Việt thành 3 dòng ( và có lúc lại trình bày thành 1 dòng ) là :

-Để thể hiện sự ngắt trong ngôn ngữ, tương đương với khái niệm từ ngắt Kire-ji trong tiếng Nhật

-Để thống nhất quốc tế với các ngôn ngữ sử dụng mẫũ tự La tinh, không có từ ngắt và thay thế từ ngắt bằng cách xuống dòng cho các câu thơ.

-Để thể hiện truyền thống Việt cho các câu thơ, cách làm thông thường của thơ Việt là xuống dòng, phân biệt với văn xuôi là viết liên tục. Khi trích dẫn và khi dịch, người ta có thể viết liên tục, không xuống dòng, có các dấu gạch chéo / và thường in chữ nghiêng

Phải chăng các tác giả thơ Haikư Việt đã chọn cách trình bày thơ Haikư Việt thành 3 dòng hoặc 1 dòng vì những lý do trên ?

Nghiêm Xuân Đức

(Chủ nhiệm CLB Thơ Hải Thượng của những người làm thơ thuộc ngành Y tế)

Bài viết khác

Tác giả: Haiku Việt