Haiku mang tính xã hội- Lê Thị Bình

alt

Chúng ta biết rằng ở NB cũng như Việt Nam và nhiều nước khác trên TG, việc đấu tranh, tranh luận về thơ văn diễn ra rất gay gắt. Thơ Haiku cũng không nằm ngoài tình hình đó. Nhất là sau chiến tranh TG 2 thì đã hình thành 2 phe rõ rệt. Ở Nhật cũng diễn ra những cuộc tranh luận gay gắt rằng thơ Haiku cũng phải mang tính tư tưởng, cũng phải gắn với đời sống phản ánh tình cảm, suy nghĩ của con người…Nói cách khác Haiku có tính xã hội sâu sắc. Ở Nhật Bản có Haiku của những bà nội trợ. của người làm công ăn lương, của người đang chữa bệnh…gọi là Haiku cảnh đời (境涯俳句). Taneda Santoka, Kobayashi Issa cũng làm thơ về cảnh đời đầy xót xa mà bao người mê mẩn…

alt

Sau thế chiến thứ 2 người Nhật thấy rằng Hai ku phải mang tính xã hội và hàng loạt nhà thơ Haiku theo xu hướng này đã ra đời và trở thành một cuộc vận động. Có lẽ không phải Haiku hiện đại mới có tính Xã hội mà nó đã manh nha từ thời Eđo khi người ta thấy sự chênh lệch giàu nghèo, phân chia đẳng cấp trong xã hội. Đến thời Minh Trị thì phong trào thơ Haiku sáng tác theo khuynh hướng mới (新傾向俳句) đã ra đời. Rồi cuộc vận động Haiku vô sản, Haiku tân hưng đầu thời Chiêu Hòa…. Năm 1946 (Chiêu Hoà 21) đăng luận văn “Nghệ thuật thứ hai, về Haiku hiện đại”「第二芸術 ―現代俳句について―」của nhà ngiên cứu và phê bình văn học Kuwabara Takeo ( 桑原武夫 1904-1988) trong tạp chí “thế giới” (『世界』)đã làm dấy lên cuộc tranh luận về giá trị xã hội của thơ Haiku quanh quan điểm cho Haiku là nghệ thuật thứ hai, Năm 33 Chiêu Hòa (1958) trong tạp chí “Haiku” đã ra số đặc biệt có bài “Haiku và tính xã hội” (「俳句と社会性の吟味」) … Theo Ishida Hakyo, người được mệnh danh là thánh thi thời Chiêu Hòa cho rằng Haiku phải đi sâu tìm hiểu con người và ông theo trường phái thơ đó (人間探求派). Những tên tuổi như Ishiđa Hakyo (石田波郷), Kato Shuton(加藤楸邨), Nakamura Kusatao(中村草田男) theo xu hướng sáng tác này từ Haiku Truyền thống chuyển sang Haiku Tiền Vệ (Haiku tiên phong)… Hình thành các trường phái thơ Haiku ở Nhật như trường phái truyền thồng, trường phải hiện đai, trường phái sáng tác theo xu hướng mới, trường phái đi sâu tìm hiểu con người , trường phái tiền vệ…từ đó những người cùng chí hướng sáng tác lập thành các Hiệp hội hay ngày xưa ở Nhật gọi là “liên kết” (Kết xã). Mấy chục năm nay thể thơ ngắn này đã lan ra toàn thế giới nên ở Nhật hình thành hai hiệp hội là “hiệp hội Haiku quốc tế” (HIA) và “hiệp hội Haiku thế giới” (WHA) và các Hiệp hội khác đều có bộ phận giao lưu quốc tế là vậy.

Xin tạm dịch một số câu Haiku tiêu biểu cho tính xã hội và thuộc lại Haiku theo trường phải không có quí đề quí ngữ  của một sô Hai jin Nhật Bản để bạn đọc tham khảo:

1,寒雷やびりりびりりと真夜の玻璃

Kanrai/bi ri ri bi ri ri to/ shin ya no ha ri

Sấm lạnh/ răng rắc / nghe kính vỡ giữa đêm (Lê Thị Bình tạm dịch)

隠岐や今木の芽をかこむ怒濤かな      加藤楸邨


Okiya/ imakonomewo kakomu / dotokana
おきやいまこのめをかこむどとうかな 
Trên đảo Oki/giờ đây cây đã nhú mầm/ sóng dữ vây quanh (Lê Thị Bình tạm dịch)

2. 肉がやせてくる太い骨である  尾崎放哉

Thịt gầy/ xương to (Lê Thị Bình tạm dịch)

3. 玫瑰(はまなす)や今も沖には未来あり 中村 草田男

Hanamasu ya (Baikaiya)/ imamo okiniha/ miraiari

Hoa hồng dại ơi/ bây giờ cũng thấy/ tương lai đây rồi (Lê Thị Bình tạm dịch)

4. 帰ってきてパパママ今日は卒業式 後藤 勝彦

Kaettekite/ papa mama kyoha / sotsugyosiki

Bố mẹ ơi/ hãy về đây/ hôm nay là lễ tốt nghiệp (của con) (Lê Thị Bình tạm dịch)

5. バスを待ち大路の春をうたがはず 石田 波郷

Basu wo machi/ dairo no ha ru/ utagahazu

Chờ xe bus/ ca bài ca / xuân đại lộ (Lê Thị Bình tạm dịch)

Các cụ bảo “Văn tức là người” người làm thơ bây giờ không thể chỉ ngồi tả cảnh Trăng, Hoa, Chim, Cảnh… mãi được, Senryu thì dễ hơn vì nó mang tính phê phán, trào phúng, đả kích… còn thơ Haiku truyền thống dù hàm ý sâu xa nói bóng nói gió, nói xa nói gần…

Tôi đã có bài giới thiệu về các tổ chức Haiku ở Nhật cũng như có bài về hoạt động của các nhóm, các CLB các tổ chức sáng tác thơ Haiku trên TG, chức các bạn đã tham khảo… Tôi cũng đã có bài về so sánh Haiku và Sen ryu của Nhật các bạn tìm xem thêm.

Dù sao thì Haiku ngày nay vẫn có tính xã hội, nó không chỉ dừng lại ở nghệ thuật “chim, bướm, trăng, hoa” hay “trăng hoa tuyết nguyệt” như người Trung quốc thường nói mà nó đi vào cuộc sống với những “hỉ nộ ái ố…” của con người trước thời cuộc. Có lẽ vì vậy mà người Nhật thấy Haiku và Sen ryu có xu hướng ngày càng gần nhau hơn chăng?!

Haiku Việt của người Việt sáng tác chắc cũng mang tính xã hội vì “nhà thơ cũng phải biết xung phong” mà!

Tôi xin có mấy ý lạm bàn như vậy.

Lê Thị Bình

Bài viết khác

Tác giả: Haiku Việt