
Xuất bản từ năm 2004 tại Nhật Bản, tạp chí Haikư “WHA HAIKU REVIEWS“ của Hiệp Hội Haikư Thế giới do Chủ tịch Ban’ya Natsuishi chủ biên, đến nay đã 14 tuổi.
Ngay số đầu, đã tập hợp được 150 nhà thơ Haikư đến từ các châu lục, đủ lứa tuổi. Nửa đầu in tiếng Anh, nửa sau bằng tiếng Nhật cùng một nội dung; sách dày khoảng 250 trang. Clb Haikư Việt- Hà Nội tham gia ngay sau khi được kết nạp tại Ngày Thơ Việt Nam Văn Miếu- Quốc Tử Giám năm 2012. Tính đến nay- 2018, ta đã có 22 Hội viên gia nhập tổ chức quốc tế này, hàng trăm khúc Haikư Việt đã tung cánh bay khắp nẻo. Hàng năm đăng ký gia nhập một lần-kể cả Hội viên cũ cũng vậy.Gửi 5-8 bài haikư song ngữ, tiếng bản địa và dịch sang tiếng Anh hay tiếng Pháp. Lệ phí 15$/năm. Hội đồng Thơ của WHA đã tuyển lựa chặt chẽ trước khi in để bảo đảm chất lượng cao của Hiệp Hội. Thầy Trần Hữu Hiển- Hội viên danh dự, cố vấn Anh ngữ của Haikư Việt được mời làm thành viên ban Biên tập của Tạp chí danh tiếng này từ 2017, là người đảm trách phần dịch thuật tiếng Anh cho Haikư Việt. Từ số 2 (2006), WHA Review thêm phần thơ Haikư thiếu nhi từ 6-18t* chủ yếu của Nhật Bản, Australia, New Zealand. Ngoài phần Haikư, lý luận Haikư còn có Haiga –thơ-họa hoặc thơ-ảnh minh họa được tuyển đăng đều đặn.
*Ở các nước trên dưới 18t vẫn là tuổi vị thành niên.
NỘI DUNG SỐ 14-2018:
Gồm 478 khúc Haikư,35 ngôn ngữ,166 haijin,48 quốc gia.Công bố Giải thưởng WHA 2017- Kết quả cuộc thi Haiku năm 2017-WHA-Kết quả cuộc thi Shimanami Contest: Haiku tương lai.( Sẽ giới thiệu sau)
PHÊ BÌNH-NGHỊ LUẬN:
– Haikư phong cảnh ( Ban’ya Natsuishi),
-Những loại hình Haikư phong cảnh trong Haikư đương đại (Katika Kulavkova),
-Haijin nữ Nhật Bản trong loại hình Haikư phong cảnh (Kamakura Sayumi),
-Những biểu tượng sắc màu trong thơ Haikư phong cảnh (Judit Vihar),
– Vẻ đẹp không thể biểu hiện trong dòng Haikư đô thị (Zlatka Timenova)
Thật quý giá, nhưng còn bất khả thi việc phổ biến. Hiện có 70 bài nghị luận,bình luận xuất sắc đủ thể loại phong phú kể trên đang tồn đọng trong 14 số WHA Reviews mà chúng ta có trong tay ,chưa thể khai thác,nghiên cứu và học tâp bởi thiếu khả năng dịch thuật.Quả là những thiệt thòi to lớn , cần có biện pháp khắc phục dần.
HAIKƯ HỘI VIÊN HAIKƯ VIỆT-HÀ NỘI ĐĂNG TRÊN SỐ 14 WHA Review
( đăng theo thứ tự họ a,b,c.)
ĐINH NHẬT HẠNH
1-Đại tây dương mênh mông
may cho nhân loại !
Kha Luân Bố* là nguời Italia.
2-Đời như dòng sông
phải vượt thác ghềnh
mới về biển cả
3-Quả trứng địa cầu
tranh nhau !
Quạ đói
…
*Kha Luân Bố tức Christophe Colomb (1451-1506), người Italia đã phát hiện ra nhiều nước thuộc Châu Mỹ la tinh .Nhưng nước Italia chưa bao giờ đòi chủ quyền.
LÊ VĂN TRUYỀN
1-Góc tường
chiếc khung ảnh chơ vơ
chờ bức ảnh
2-Trong ngăn kéo
chiếc đồng hồ bỏ quên
lặng lẽ chạy.
LÝ VIỄN GIAO
1-Hun hút đường xanh
gió độc hành
lối cũ
2-Tìm yêu trong nhớ
cánh cửa mở
người xưa ?
3-Ngàn trang sách
mỏi mắt tìm
một trái tim.
MINH TRÍ
Cò biển
bạn vụng chài
chạng vạng nơi chân sóng.
NGUYỄN HOÀNG LÂM
1-Hòi nguồn
làn suối
ngước lên trời
2-Đêm
bầy dơi tìm tự do
trong bóng tối.
NGUYỄN THỊ MAI LIÊN
1-Biển kéo chăn sao
đắp lên ngực đất
thủy triều dâng cao
2-Những giọt mưa
trốn tìm trên sóng
biển ôm vào lòng.
NGUYỄN THÁNH NGÃ
1-Sau cái chết
con thiêu thân sống lại
trước ánh đèn
2-Vô chùa
sự tịch lặng
treo trên quả chuông.
NGUYỄN THỊ KIM
1-Vách núi cao
kẽ nứt
một nhành hoa
2-Nguyên tiêu
thơ buông diều
thả tứ.
PHAN HỮU CƯỜNG
1-Vua,rong biển ,dòng sông
cứ trôi chảy
dưới mặt trời
2-Xó chợ ngoại thành
người lang thang
ngắm chung cư rêu phủ.
PHÙNG GIA VIÊN
1-Chiếc lá rơi
thời gian
thành góa bụa
2-Cát khô phơi gió
ai đem
cuối trời.
Hà Nội ngày 23 tháng 4 năm 2018
Đinh Nhật Hạnh
dịch và giới thiệu