Hiện tượng Santoka (1882- 1940)

alt

Trong sáng tác Haiku ở nơi quê hương của thể thơ này, Nhật Bản, thể thơ này được coi là “quốc hồn quốc túy” của văn hóa, người ta vẫn còn tranh luận mãi về thơ của Santoka không biết có thể coi là Haiku không? Tôi thì coi đây là một “hiện tượng” trong thơ Haiku của Nhật.

alt

Cuộc đời ông đầy bi kịch, gắn với rượu và những cuộc lãng du. Cùng với nhà thơ Haiku theo luật tự do tiêu biểu của Nhật Hosai (尾崎放哉1885-1926), Haiku của các ông theo luật tự do, phá cách ((katayaburi, phá hình 型破り) không theo dạng Haiku truyền thống của Nhật định hình và có quí từ, quí ngữ (有季定型) khá gò bó. Tuy tác phong hai ông khác nhau như người ta nhận định, Hosai thì “tĩnh” còn Santoka thì “động”.

Có lẽ thơ hai ông gần với Haiku các Haijin người nước ngoài, khiến những Haijin Việt Nam cần suy nghĩ và tham khảo. Tiến sĩ Nguyễn Nam Trân viết:

“Nếu như thế thì haiku tự do có khác gì với thơ tự do? Thực ra, cái khác đó nằm ở tinh thần haiku. Haiku tự do trong trường hợp của Santôka chẳng hạn, không tô chuốt mà đượm màu triết lý vô thường (mujô), nỗi buồn cô quạnh (sabi), hòa đồng với thiên nhiên và có cái nhìn đơn sơ nhẹ nhàng về cuộc đời (karumi) như những nhà thơ haiku cổ điển. Phần nhiều nó đã được làm ra trong những chuyến đi”

Chủ nhiệm CLB Haiku Việt Hà Nội Đinh Nhật Hạnh và TS. Đinh Trần Phương đã dịch qua tiềng Pháp và giới thiệu thơ của ông qua cuối “Ryokan và Santoka” (Chế bản vi tính- Tủ sách thơ Haiku Việt dịch, năm 2013), các dịch giả chỉ dành tặng cho những người yêu thơ Haiku ở Việt Nam, các bạn có thể tham khảo thêm.

Taneda sinh ngày 3-12-1882, tại tỉnh Yamaguchi- Nhật Bản, mất 10-11-1940 trong một am cỏ ở tỉnh Matsuyama, thọ 58 tuổi. Tên gốc đầy đủ của ông là Taneda Shoichi (種田正一), là trưởng nam trên ông có 1 chị. Sau này ông lấy bút danh là Santôka (種田 山頭火) nghĩa là “lửa trên đỉnh núi” theo luật âm dương ngũ hành, có lẽ là ông thích bút danh này chứ không liên quan gì đến năm sinh của ông cả. Bút danh này xuất hiện từ 1925 khi ông tham gia tạp chí “Mây tầng” (層雲) và có lẽ chính thức lấy bút danh này năm 28 tuổi.

Cuộc đời ông đầy bi kịch, nghiện rượu nặng và bị mắc bệnh thần kinh. Nghe nói những cây viết hiện đại như tiểu thuyết gia Maruya Zaiichi(丸谷才一1925- 2012) hay nhà viết kịch Miyamoto Ken (宮本研1928-1988) đều lấy thơ ông làm tựa đề cho tác phẩm của họ. Lúc còn sống, Santôka không được biết đến nhiều. Người ta thờ ơ và chê bai bởi vì lúc đó chưa ai nhìn nhận ông là nhà thơ haiku. Sau khi mất 30 năm, từ 1970 người ta mới tìm hiểu và đánh giá lại thơ Haiku kiểu tự do của ông.Cho dù ông tập trung được sự chú ý của độc giả, người ta vẫn chưa chấp nhận Santôka vì họ nghĩ rằng thơ ông vẫn nằm giữa ranh giới của haiku và thơ tự do.Murakami Mamoru (村上護 1941-2013) một nhà phê bình nghệ thuật và Haijin Nhật Bản đã đưa ra 1 câu Tự trào của Santokađể tượng trưng cho thế đứng chênh vênh ấy của ông:

うしろすがたのしぐれてゆくか
Ushiro sugata no/ shigurete yuku ka (7/7)

Trời đổ mưa rào / sau dáng lưng cô độc (LTB dịch nghĩa)

Năm 1911 (Taneda đã 29 tuổi) ông mới bước vào văn chương ở địa phương với bút danh Tarako (Loa điền công- con Ốc ruộng). ông bắt đầu đăng trên nguyệt san Seinen (青年Thanh niên) của địa phương ông có một số bản dịch Guy de Maupassant và Ivan Tourgueniev ông có ghi bút hiệu Santôka 山頭火 và có những bài tiểu luận, tùy bút, thơ waka và haiku trong tạp chí chuyền tay giữa bạn bè ra hằng tháng dưới cái tên Tarakô (田螺公 Điền Loa Công hay Ốc Ruộng). Tháng 8 năm cùng năm, ông bắt đầu ra tạp chí Kyôdo 郷土(Hương thổ hay Quê nhà), ôngdần chính thức bước vào con đường văn chương.

Sau đó ông có cộng tác với tạp chí Sôun (層雲 Tằng Vân hay Mây Tầng) vốn đã ra mắt ở Tôkyô từ năm 1911 ( năm cuối cùng của thời Meiji). Tạp chí này do nhà thơ Ogiwara Seisensui 荻原井泉水(1884-1976),một người đứng đầu cuộc vận động Haiku tự do, làm chủ bút. Seisensui kém Santôka hai tuổi nhưng được ông suốt đời tôn kính như một người thầy. Seisensui đã sáng tác những bài thơ có thể tiêu biểu cho phong cách này:

/朗々/ひとり

(そらをあゆむ・ろうろうと・つきひとり)
Sora wo ayumu /rôrô to /tsuki hitori (6/5/5)

Trôi trên trời/ vằng vặc/ trăng đơn côi (LTB dịch nghĩa)

自分の/茶碗がある家に/もどっている

(じぶんの・ちゃわんがある・いえにもどっている)
Jibun no/ chawan ga aru /ie ni modotte iru (4/7/9)

Trở về ngôi nhà /có bát cơm/ của mình (LTB dịch nghĩa)

Mến tài năng của Santôka, Seisensui đã mời ông vào ban tuyển thơ cho tạp chí. Santôka từ đó được làng thơ haiku tự do toàn quốc biết tới.

Do bối cảnh lịch sử hay số phận, năm 1902, khi 20 tuổi ông vào học khoa văn của Đại học Waseda nên ông có rất nhiều bạn bè nổi tiềng trong văn học Nhật Bản. Ông có các bạn đồng song như Ogawa Mimei (小川未明 1882-1961 nhà văn viết truyện nhi đồng), Yoshie Takamatsu (吉江喬松1880-1940 nhà thơ và giáo sư Waseda rồi viện trưởng đại học), Muraoka Tsunetsugu (村岡 典嗣1884-1946 giáo sư Đại học Tôhoku, học giả ngành quốc văn và lịch sử tư tưởng Nhật Bản). Và có học Thầy Tsubouchi Shôyô (坪内 逍遥 1859-1935 tiểu thuyết gia kiêm nhà lý luận văn học)…

15 năm cuối đời ông đã hành thiền bằng cách hành khất để tự tu dưỡng và nuôi thân. Người ta nghĩ đến ông với hình ảnh một nhà sư trong chiếc áo choàng đen với chiếc bát gỗ khất thực trong tay và chiếc mũ vải. Tập Haiku nổi tiềng nhất của ông là “Tháp cây cỏ” (『草木塔』)với 701 bài do chính ông tuyển chọn năm 14 Đại Chính ( 大正 1925) in ở Tokyo để dâng lên hương hồn mẹ ông, người phụ nữ đã tự vẫn khi còn rất trẻ, khi Taneda Shoichi mới 11 tuổi, là nguyên nhân dẫn đến mọi sự đổ nát của gia đình ông.

Ta hãy điểm qua một số bài (Câu) Haiku trong số khoảng hơn 8 vạn câu trong cả cuộc đời của ông mà ngươi ta mớichỉ tìm thấy già nửa, ta như nghe vang bên tai câu nói của ông :“Haiku ư? Không phải là cái mà người đăc biệt mới làm được. Ai cũng có thể sáng tác tự do, thấy thích là được! Vì thế tôi làm rất nhiều. Nào mời bạn!”

  1. 1. はみな枝垂れて南無観世音
    Matsu wa/ mina eda tarete / Nanmu Kanseon (3-7-8)

Tùng/tất cả ngả cành /nam mô Quan Thế Âm (LTB dịch nghĩa)

  1. 2. したしさのとなった
    Ohaka/ shitashisa no/ ame to natta (3-4-6)

Biến mình thành giọt mưa,
Dịu dàng trên phần mộ

(Nguyễn Nam Trân dịch)

  1. 3. 烏啼いて一人
    Karasu naite/ watashi mo hitori

Quạ cất tiếng kêu,
Ta chỉ một mình
(Nguyễn Nam Trân dịch)

  1. 4. をしても一人
    Seki wo shite mo/ hitori (6-3)

Khi ho/ cũng chỉ có một mình (LTB dịch nghĩa)

  1. 5. 鉄鉢へも
    Tetsubachi no /naka e moarare (5-7)

Mưa đá rơi cả vào/ trong bát khất thực (LTB dịch nghĩa)

  1. 6. って今日草草鞋履
    Damatte/ kyou no kusa/ waraji haku (3-7-5)

Cỏ hôm nay/ lặng thinh/đi dép cỏ (LTB dịch nghĩa)

  1. 7. まっすぐなしい
    Massugu na michi de samishii (8-4)

Ở con đường thẳng/ Buồn (LTB dịch nghĩa)

  1. 8. はだまってんでいた
    Tori wa damatte/ tonde itta (7-6)

Chim yên lặng/ bay (LTB dịch nghĩa)

  1. 9. 舟来つの
    Kuru fune /kuru fune ni/ hitotsu no shima (4-5-5)

Thuyền đến, thuyền lại đến/ vẫn chỉ có một Đảo (LTB dịch nghĩa)

  1. 10. 分け入っても分け入っても青い山

Wakeittemo/ wakeittemo/ aoiyama (6-6-5)

Rẽ cây đi vào/ rẽ cây đi vào/ vẫn chỉ có núi xanh (LTB dịch nghĩa)

Ông vẫn lãng du đi tìm một điều gì đó…

Lê Thị Bình- Biên soạn và dịch


Bài viết khác

Tác giả: Haiku Việt